Chủ đầu tư khu đô thị xanh kiểu mẫu Ecopark
Vihajico thành lập ngày 19/08/2003, trụ sở chính đặt tại Khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Trên thị trường bất động sản, tên tuổi của doanh nghiệp này gắn liền với vai trò chủ đầu tư của khu đô thị Ecopark - dự án bất động sản quy mô lớn, nằm phía Đông và cách trung tâm Hà Nội 10 km, tiếp giáp với sông Hồng và sông bắc Hưng Hải.
Dự án có tổng diện tích 500ha tại tỉnh Hưng Yên, trong đó 104 ha dành cho không gian cây xanh và nước. Tổng vốn đầu tư theo công bố là 800 triệu USD.
Khu đô thị Ecopark
Vihajico chính thức khởi công xây dựng dự án Ecopark vào tháng 8/2009. Và bàn giao và chào đón cư dân đầu tiên về sống tại chung cư Rừng Cọ vào năm 2012.
Đến nay, Ecopark đã trở thành khu đô thị xanh kiểu mẫu của Việt Nam và các nước trong khu vực. Ecopark nhận được nhiều giải thưởng Bất động sản danh giá của Việt Nam và Quốc tế trong nhiều năm vừa qua như: "Thiết kế cảnh quan khu đô thị tốt nhất thế giới”, “Khu đô thị phức hợp tốt nhất châu Á – Thái Bình Dương” năm 2015, giải thưởng “Khu đô thị phức hợp hàng đầu Việt Nam” năm 2017, “Khu đô thị phức hợp hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương 2018”, “Khu đô thị phức hợp hàng đầu Việt Nam 2018”, “Dự án phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam cho phân khu Aqua Bay 2018” và “Dự án phát triển khu cao tầng hàng đầu Việt Nam cho các tòa tháp Aqua Bay Sky Residences 2018”.
Đổi tên, đổi mới lãnh đạo
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 13/09/2016, Vihajico có vốn điều lệ 708 tỷ đồng, do 9 cổ đông – gồm 2 cá nhân và 7 pháp nhân - góp vốn sáng lập. 3 lãnh đạo cao cấp nhất công ty là Chủ tịch Lương Xuân Hà, Tổng giám đốc Đào Ngọc Thanh và Phó Tổng giám đốc Đặng Thị Ngọc Bích.
Người đại diện theo pháp luật là ông Đào Ngọc Thanh (SN: 1946), Tổng Giám đốc. Ông Thanh cũng là người đại diện vốn góp cho 3 cổ đông sáng lập tại Vihajico, là CTCP Tư vấn Đầu tư và Thương mại Nam Thanh, CTCP Tư vấn Xây dựng Nam Thành Đô, CTCP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam. 3 pháp nhân này sở hữu tổng cộng 10% cổ phần Vihajico.
Phương án đề xuất cắt giảm diện tích mặt hồ Thành Công làm khu nhà tái định cư chất lượng cao... không được dư luận, chuyên gia đồng tình.
Còn lại, 2 cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH Duy Nghĩa sở hữu 54% và Công ty TNHH TM Phụng Thiên nắm 20%. Công ty Duy Nghĩa, cổ đông lớn nhất, đơn vị sở hữu 382 tỷ vốn góp tại Vihajico. Trong khi đó, Công ty Phụng Thiên, cổ đông lớn thứ 2, doanh nghiệp nắm 141,6 tỷ vốn tại Vihajico.
Với chiến lược mới, ban lãnh đạo Vihajico đã quyết định thay đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Ecopark. Đồng thời vẫn giữ vững vị thế chủ chốt là Tập đoàn đầu tư và phát triển đô thị chuyên nghiệp theo xu hướng Bất động sản Xanh, mở rộng phát triển mô hình đô thị Ecopark trên địa bàn cả nước.
Tiếp đó, một sự thay đổi đáng lưu ý trong cơ cấu lãnh đạo Vihajico được thực hiện. Cụ thể, tháng 2/2019, ông Trần Quốc Việt - thành viên Hội đồng quản trị được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc mới. Việc bổ nhiệm này, sau khi ông Đào Ngọc Thanh đã được miễn nhiệm chức vụ chính thức được bầu làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vinaconex nhiệm kỳ 2017-2022 vào tháng 1/2019.
Liên quan đến thông tin Công ty CP Ðầu tư phát triển đô thị Việt Hưng tiếp tục đề xuất lấp một phần hồ Thành Công để xây dựng chung cư cao tầng, diện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội khẳng định, với một số cơ quan truyền thông, đây chỉ là ý tưởng của nhà đầu tư báo cáo trước Hội đồng kiến trúc quy hoạch thành phố và chưa nhận được sự đồng thuận của các thành viên Hội thẩm định, Hội đồng đã yêu cầu nhà đầu tư cần nghiên cứu lại phương án lập quy hoạch cho khu vực này phải tuân thủ theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Theo đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nộ, hồ Thành Công hay bất kỳ hồ nào khác trên địa bàn thành phố đều là tài sản “vô giá” đang cần được bảo vệ, không có chuyện nhà đầu tư thích làm gì cũng được. Những ý tưởng lập quy hoạch cải tạo xây mới chung cư cũ đều được Hội đồng thẩm định đánh giá rất kỹ trước khi trình UBND TP Hà Nội xem xét quyết định làm cơ sở để nhà đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết 1/500, quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch cần phải lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng dân cư, các cơ quan tổ chức có liên quan trước khi phê duyệt theo đúng quy trình quy định. |