Dân Việt

Hàng nghìn người đổ về nhà thờ Phát Diệm làm lễ đón rước kiệu Chúa

Phạm Hưng 25/12/2019 08:47 GMT+7
Nhà thờ cổ kính hơn 120 năm tuổi đã thu hút hàng nghìn giáo dân và du khách thập phương đến làm lễ, tham quan, vui chơi và đón một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp.

Clip: Dòng người đi chơi Giáng sinh tại Nhà thờ Lớn Hà Nội.

img

Tối 24 và rạng sáng 25/12, hàng nghìn người có mặt tại nhà thờ Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) tham quan và làm lễ đón rước kiệu Chúa.

img

Không khí tại nhà thờ Phát Diệm trong ngày lễ Giáng sinh rất ấm áp.

img

Các bạn trẻ thi nhau chụp ảnh check - in bên người thân trước giờ làm lễ.

img

Bên trong khuôn viên nhà thờ Phát Diệm, người dân tập trung rất đông.

img

Đúng 22h, Đại lễ đón rước Chúa Hài đồng bắt đầu.

img

Chánh sứ Trần Văn Hòa đọc kinh thánh cầu nguyện. Theo truyền thống và quan điểm của người Công giáo, việc rước tượng Chúa Hài đồng thể hiện sự tôn vinh và kính trọng Thiên chúa trong việc Ngài đã giáng sinh xuống thế gian làm người và chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.

img

Giáo dân Hoàng Thị Vân chia sẻ: “Theo truyền thống khi kết thúc lễ Giáng sinh, mọi người trở về nhà cùng chung vui bên mâm cơm gia đình. Buổi trưa hôm sau, con cháu đến chúc mừng ông bà và sum họp đại gia đình. Chiều tối ngày mai là thời gian hàng xóm, bạn hữu đến thăm nhà và chúc mừng nhau một năm mới gặp nhiều may mắn. Mấy năm trở lại đây, kinh tế đi lên, nhiều gia đình cũng làm cỗ như Tết Nguyên đán".

img

Tiếp nối là “Lễ chịu mình”, Cha sứ sẽ xuống gặp và cầu phúc cho từng giáo dân.

img

Lễ rước “Chúa Hài Đồng” sẽ bắt đầu từ 23h đêm và đi vòng quanh khu vực nhà thờ Phát Diệm.

img

Công giáo có 6 ngày đại lễ, gồm; Giáng sinh (Chúa sinh ra, 25/12), Đức mẹ lên trời (15/8), Lễ các thánh (1/11) và phục sinh (Chúa sống lại), Thăng thiên (mừng Chúa lên trời), Chúa và thánh thần hiện xuống (3 ngày lễ không có thời gian cố định). Lễ cơ bản và quan trọng nhất của Công giáo là Giáng sinh và Phục sinh, cha sứ Nguyễn Văn Hiện cho biết.

img

Đúng 12h đêm, nghi lễ kết thúc, “Chúa Hài Đồng’ được đưa về hang Balem, nơi Chúa ra đời.

img

Ngọn lửa tượng trưng cho sự văn minh, lẽ phải, cái thiện, xua đuổi cái ác, biểu tượng của sự đấu tranh cho chân lý, trở thành tín ngưỡng thiêng liêng theo đạo Thiên chúa.