Từ giữa năm 1942, lực lượng Nhật Bản đổ bộ lên đảo Kiska thuộc quần đảo Aleut. Theo đó, Nhật Bản phá hủy trạm thời tiết của Hải quân Mỹ trên đảo. Hơn 1 năm sau, một trận chiến kỳ lạ xảy ra tại hòn đảo này.
Cụ thể, sau khi chiếm đóng đảo Kiska thuộc quần đảo Aleut, có thời điểm Nhật Bản triển khai khoảng 10.000 binh sĩ đóng quân.
Trước sự việc này, lực lượng đồng minh lên kế hoạch chiếm lại quần đảo Aleut, bao gồm cả đảo Kiska từ phía Nhật Bản.
Sau khi chuẩn bị kỹ, quân đồng minh bắt đầu chiến dịch Landgrab kể từ ngày 11/5/1943 và triển khai 11.000 quân sĩ lên đảo Attu.
Phải mất hơn 2 tuần, lực lượng đồng minh mới chiếm được đảo Attu do địa hình ghồ ghề, lầy lội cũng như sự chống trả quyết liệt của quân Nhật.
Kế đến, lực lượng đồng minh gồm hải quân Mỹ và Canada thực hiện chiến dịch Cottage từ ngày 15/8/1943 nhằm đổ bộ lên đảo Kiska nhằm đánh bật lực lượng Nhật Bản ra khỏi khu vực này.
Mỹ và Canada triển khai nhiều tàu tuần dương, khu trục hạm, máy bay ném bom... oanh tạc các mục tiêu của Nhật Bản.
Trong khi quân Mỹ lên đảo trước lực lượng Canada 2 ngày thì quân đội Nhật Bản đã rời Kiska từ cuối tháng 7/1943. Trước khi đi, lực lượng Nhật Bản bố trí bom mìn hẹn giờ và làm giả tiếng bom đạn để đánh lừa quân đồng minh.
Vì vậy, trong trận chiến trên đảo Kiska, phía Mỹ và Canada mắc lừa và lầm tưởng đối phương là quân Nhật nên đã giao chiến với nhau.
Tính đến ngày 24/8/1943, 103 binh sĩ Mỹ và Canada tử trận vì tiêu diệt lẫn nhau do rơi vào bẫy của quân Nhật Bản và hàng trăm người khác bị thương. Cuộc chiến trên đảo Cottage trở thành bài học đắt giá cho lực lượng đồng minh về việc trinh sát và đánh giá tình hình.