Hà Nội: Thưởng Tết cao nhất đạt 420 triệu đồng
Khảo sát của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, trong số 6.183 doanh nghiệp gửi báo cáo, nhóm doanh nghiệp dân doanh đã dẫn đầu về mức thưởng cho người lao động với con số 420 triệu đồng. Về lương tháng trong năm 2019, nhóm doanh nghiệp FDI dẫn đầu với mức lương 250 triệu đồng.
Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 420.000.000 đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 680.000 đồng/người.
Đối với thưởng Tết dương lịch năm 2020, mức thưởng bình quân của nhóm là 750.000 đồng/người, tăng 13,6% so với năm trước. Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 39.518.000 đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 400.000 đồng/người.
So với mức thưởng Tết Kỷ Hợi (2019) tại Hà Nội, vị trí số 1 được thống kê đã hoán đổi. Nếu như năm 2018, mức thưởng cao nhất trong Tết Kỷ Hợi thuộc về khối doanh nghiệp FDI với số tiền là 396.100.000 đồng/người. Trong năm nay, mức thưởng Tết Canh Tý cao nhất thuộc về nhóm doanh nghiệp dân doanh với con số 420.000.000 đồng/người.
Tuy nhiên, điểm chung nhất trong các cáo cáo thưởng Tết của 4 nhóm doanh nghiệp là mức thưởng Tết âm lịch bình quân đều tăng so với năm trước, từ 2,5 tới 5.3 %.
Hà Nội chốt giá “đất vàng” cao nhất gần 190 triệu đồng/m2
HĐND TP Hà Nội đã thông qua tờ trình bảng các loại giá đất trên địa bàn TP Hà Nội, áp dụng từ tháng 1/2020 đến 12/2024. Theo đó, TP Hà Nội thống nhất bảng giá đất giai đoạn này điều chỉnh mức tăng bình quân 15% so với giai đoạn 2014-2019.
Cụ thể, giá đất đô thị trong nội thành thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm (phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ) cao nhất là gần 188 triệu đồng/m2; giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông hơn 4,5 triệu đồng/m2.
Giá đất ở đô thị tại các phường của thị xã Sơn Tây tối đa hơn 19 triệu đồng/m2 và thấp nhất hơn 1,4 triệu đồng/m2. Giá đất ở tại thị trấn thuộc các huyện tối đa hơn 25 triệu đồng/m2, giá tối thiểu là 1,4 triệu đồng/m2.
Giá đất đô thị trong nội thành thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm đứng đầu bảng.
Giá đất nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội ở các xã giáp ranh quận cao nhất là 32 triệu đồng/m2 và tối thiểu hơn 2,2 triệu đồng/m2. Giá đất ở ven trục đường giao thông chính tối đa hơn 17 triệu đồng/m2 và tối thiểu là 670 nghìn đồng/m2. Khu dân cư nông thôn còn lại có giá tối đa là 3,2 triệu đồng/m2, tối thiểu là 495 nghìn đồng/m2.
Theo UBND TP Hà Nội, việc điều chỉnh bảng giá đất sẽ tác động trực tiếp vào kinh tế - xã hội của TP. Cụ thể, Cục thuế TP dự kiến trong giai đoạn 2020-2024, bảng giá đất điều chỉnh sẽ làm tăng thu cho ngân sách đối với các loại thuế, phí, tiền thuê đất tương ứng hơn 3.810 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại cũng sẽ làm tăng chi phí đối với người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn TP.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 500 tỷ USD
Theo thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 của Việt Nam ước đạt 516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Với kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân khoảng 43 tỷ USD/tháng, quy mô xuất nhập khẩu tăng trưởng ở mức cao và lần đầu vượt mốc 500 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018. Kim ngạch nhập khẩu năm 2019 ước đạt 253,5 tỷ USD, tăng 7%.
Thặng dư thương mại năm 2019 đạt khoảng 9,94 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Bộ Công Thương đánh giá quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm. Năm 2011 có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đến năm 2019 là 32 mặt hàng (trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD).
Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như Mỹ (xuất siêu 46,4 tỷ USD); EU (xuất siêu 26,9 tỷ USD).
Nhiều doanh nghiệp TP.HCM nợ hơn 100 tỷ đồng tiền thuếTheo danh sách nợ thuế mới nhất được Cục Thuế TP.HCM công bố ngày 25/12, trên địa bàn TP có hơn 2.300 doanh nghiệp nợ thuế với tổng số tiền thuế nợ trên sổ theo dõi thời điểm 30/11 là 5.411 tỷ đồng. Trong đó, có 11 đơn vị có số nợ hơn 100 tỷ đồng.
Đứng đầu danh sách nợ thuế tại TP.HCM là Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nhà Tân An Huy với số tiền nợ 172 tỷ đồng. Doanh nghiệp này hiện đã bị khóa mã số thuế.
Xếp sau công ty Tân An Huy là Công ty Cổ phần Cảng Phú Định với số tiền nợ 154 tỷ đồng. Tập đoàn Novaland là chủ sở hữu của doanh nghiệp này với tỷ lệ nắm giữ 83,45% vốn. Người đại diện pháp luật của công ty Cảng Phú Định là ông Bùi Đạt Chương, em trai Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn.
Đứng thứ 3 trong danh sách là một doanh nghiệp Nhà nước - Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 5 với 146 tỷ đồng tiền nợ thuế. Một doanh nghiệp Nhà nước khác cũng có số nợ thuế lớn là Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 11 với số tiền nợ 101 tỷ đồng.
Ngoài ra, thống kê của Cục Thuế TP.HCM cho biết có 549 doanh nghiệp nợ thuế từ 1 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng và 1.765 doanh nghiệp nợ từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng tiền thuế.
Jackpot đạt 96 tỷ đồng
Những ngày cuối năm, Vietlott liên tục cập nhật giá trị Jackpot của 2 sản phẩm tăng tốc chóng mặt, với 48.452.999.500 đồng cho Mega 6/45, và 96.266.883.900 đồng với Power 6/55. Đây có thể xem là những sản phẩm có giá trị giải thưởng lớn nhất trên thị trường xổ số hiện nay.
Cụ thể, sản phẩm Vietlott Power 6/55 với 3 kỳ quay số trong tuần vừa qua đã tìm được 3 dãy số kết quả mới. Tuy nhiên, giải Jackpot 1 vẫn trong tình trạng vắng chủ ở cả 3 lần.
Giải Jackpot 1 vẫn trong tình trạng vắng chủ ở cả 3 lần.
Tính từ đầu năm đến nay, công ty Vietlott đã chi gần 440 tỷ đồng cho các giải Jackpot của sản phẩm Power 6/55, trong đó có giải Jackpot từng lên đến 119 tỷ đồng vào kỳ mở thưởng thứ 00268 trong ngày 20/4, cho một khách hàng tại Cà Mau.
Theo đại diện Vietlott, giải thưởng Jackpot càng lên cao, người chơi càng có tâm lý đầu tư cho giai đoạn vàng, bởi Jackpot có thể nổ bất kỳ lúc nào.
Đội bóng đá nữ Việt Nam đã lên danh sách chia thưởng sau tấm HCV SEA Games 30. Song, toàn đội vẫn chưa nhận hết tiền thưởng...