Các loại trà cổ điển Trung Quốc đang tạo dấu ấn trong một cuộc đấu giá tại Hồng Kông, khi các nhà đầu tư và sưu tầm sẵn sàng trả những mức giá kỷ lục bất chấp sự ảm đạm với nhiều biến động chính trị và suy thoái kinh tế.
Theo một nhà đấu giá tại trung tâm L&H, một gói gồm bảy bánh nén trà phổ nhĩ Tong Xing Hao từ những năm 1920 đã được bán ra thành công với giá 8,4 triệu đô la Hồng Kông (~25 tỷ đồng) vào ngày 24 tháng 11. Nhà thầu Trung Quốc đã đẩy giá lên mức cao hơn so với ước tính từ 5,8 triệu đô la đến 8,5 triệu đô la Hồng Kông.
Gói tà phổ nhĩ gồm 7 bánh được bán với giá hơn 25 tỷ đồng (Nguồn: SCMP)
Theo ông Zhou Zi - người sáng lập và giám đốc điều hành của nhà đấu giá thuộc Vịnh Causeway, loại trà này không thể làm giả, là một sản phẩm tiêu thụ với nguồn cung giảm dần theo thời gian và càng để lâu thì càng có vị ngon đặc biệt. Những yếu tố này sẽ giữ cho giá thị trường của trà Tong Xing Hao luôn theo xu hướng tăng.
“Trà phổ nhĩ có có niên đại lớn không chỉ là món quà xa xỉ của những người có tiền, mà còn có thể là một sản phẩm để đầu tư vì giá trị của nó luôn luôn tăng theo thời gian”.
Mức giá kỷ lục mới được ghi nhận cho thấy mức tăng trưởng 14,4% hàng năm so với ước tính 10.000 đô la Hồng Kông cho giá trị của túi trà vào năm 1970. 14,4% là con số đáng nể so với mức tăng 10 đến 13% hàng năm của các chỉ số chứng khoán Hồng Kông và Hoa Kỳ trong cùng thời gian đó.
Trà phổ nhĩ là sản phẩm đắt đỏ được ưa chuộng để làm quà mỗi dịp tết (Nguồn: SCMP)
Tại phiên đấu giá ngày 24 tháng 11, một số lô trà phổ nhĩ khác cũng đã được bán ra với giá vượt xa rất nhiều so với mức đưa ra ban đầu, ông Zhou cho biết. Các gói trà phổ nhĩ được đánh dấu màu đỏ có niên đại từ những năm 1940 và 1950, và trà phổ nhĩ Baba Qing Puer được sản xuất vào khoảng từ năm 1980 đến 1990.
"Nhiều người có rất nhiều tiền nhưng không thể tìm thấy loại trà phổ nhĩ cao cấp bởi họ không có phương tiện hoặc kênh để cung cấp sản phẩm", ông Zhou nói. "Trong tình huống như vậy, giá sẽ tăng lên và thiết lập một mức cao mới theo thời gian."
Uống trà phổ nhĩ thường xuyên được cho là giúp giảm lượng đường và cholesterol trong máu, giảm béo phì và tăng cường khả năng miễn dịch. Vốn là loại trà quen thuộc của một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc nhưng nó không hề phổ biến cho đến khi thu hút sự chú ý của các gia đình hoàng gia trong những năm cuối của triều đại nhà Thanh (1644-1912).
Một loại trà quý hiếm đã lập kỉ lục thế giới với giá bán hơn 50 triệu đồng cho hai cân trà.