Cả hai loại pháo phản lực EXTRA và ACCULAR đều có kích thước rất nhỏ, có thể triển khai được ở bất cứ đâu trong thời gian ngắn. Nguồn ảnh: QPVN.
Dù được coi là pháo phản lực, tuy nhiên các loại đạn phản lực này lại được trang bị thêm hệ thống đầu đạn dẫn đường, kèm theo đó là độ chính xác cao, giúp đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lớn. Nguồn ảnh: VTV1.
Đầu tiên, phải nhắc tới rocket EXTRA, đây là tổ hợp pháo phản lực tăng tầm, được phát triển và sản xuất bởi quân đội Israel. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại vũ khí này bắt đầu được sử dụng bởi Israel, Azerbaijan và Việt Nam từ năm 2013. Điều này đồng nghĩa với việc đây là loại vũ khí mới, chưa phổ biến trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên mặt lý thuyết, EXTRA có tầm bắn tối đa lên tới 150 km cùng với việc mang theo đầu đạn nặng 120 kg. Tổng cộng tên lửa nặng 570 kg và dài 4,7 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đường kính của quả tên lửa này chỉ 306mm và khi khai hoả ở tầm bắn lớn nhất, rocket EXTRA chỉ có độ lệch mục tiêu tối đa 10 mét. Nguồn ảnh: QPVN.
Tổ hợp pháo phản lực ACCULAR thậm chí còn nhỏ gọn hơn khi nó có cỡ nòng chỉ từ 122mm cho tới 160mm tuỳ từng phiên bản - nghĩa là nhỏ hơn cỡ nòng của nhiều loại pháo cỡ lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại vũ khí này có hai phiên bản đó là ACCULAR-160 và ACCULAR-122, phiên bản 122 được sử dụng cho quân đội Israel trong khi đó phiên bản 160 được chuyên dùng cho xuất khẩu và cũng là phiên bản Việt Nam đang sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dù là hai phiên bản khác nhau, tuy nhiên tầm bắn tối đa của cả hai phiên bản này là như nhau, đều nằm trong khoảng 40 km và có độ chính xác lệch tâm chỉ 10 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điểm khác biệt lớn nhất của hai phiên bản nói trên đó là đầu đạn có trọng lượng khác nhau với một phiên bản sử dụng đầu đạn nặng 20 kg và một phiên bản có đầu đạn nặng 35 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với hai loại vũ khí kể trên, Quân đội Việt Nam sẽ có năng lực phòng thủ cực kỳ đáng nể khi có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lớn kèm theo đó là độ chính xác cao. Nguồn ảnh: TL.