Tháng 1/2017, Phần Lan bắt đầu thử nghiệm chương trình thu nhập cơ bản. Theo đó, một trong số 2000 người thất nghiệp được chọn ngẫu nhiên sẽ được nhận 560 Euro/tháng (~14,5 triệu đồng).
Kể cả sau khi họ có việc làm, mức tiền 560 Euro/tháng vẫn được nhà nước cấp cho những người này.
Ở thời điểm năm 2017, chương trình này là một trong các biện pháp của chính phủ nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp tại Phần Lan.
Năm 2017, tờ Independent dẫn lời ông Olli Kangas - cơ quan an sinh xã hội Phần Lan cho biết thử nghiệm thu nhập cơ bản có thể được mở rộng cho các nhóm thu nhập thấp khác như lao động tự do, kinh doanh quy mô nhỏ và lao động bán thời gian.
Tuy nhiên, tháng 2/2019, Reuters cho hay, chương trình thu cập cơ bản của Phần Lan đã không thúc đẩy người thất nghiệp làm việc nhiều hơn để thêm thu nhập như hi vọng nhưng đã giúp ích cho họ.
Theo Bloomberg, lợi ích của việc phát tiền này cho 2000 người tham gia là cải thiện về mặt tâm lý. Họ ít căng thẳng, ít lo lắng và nói về tình hình tài chính cá nhân với thái độ tích cực hơn... lạc quan hơn về khả năng thay đổi cuộc sống, tài chính cá nhân, nghề nghiệp trong tương lai.
Chương trình thu nhập cơ bản đã chấm dứt sau khi đề xuất mở rộng chương trình với kinh phí 85 triệu USD bị từ chối và chính phủ Phần Lan xem xét các ý tưởng khác để cải tổ hệ thống an sinh xã hội.
Phần Lan là quốc gia giàu có ở Bắc Âu.
GDP bình quân đầu người của Phần Lan năm 2018 là 49.738 USD, cao hơn 3.790 USD so với năm 2017
Người dân ở Phần Lan được tiếp cận hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe miễn phí hoặc chi phí thấp.
Các ngành kinh tế chính là công nghiệp chế tạo, gỗ, kim loại, xây dựng, viễn thông, và điện tử.
Phần Lan từng được xếp hạng là nền kinh tế sáng tạo thứ ba thế giới.