Năm 1974, một nông dân tình cờ phát hiện lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc khi đào giếng. Theo đó, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được tìm thấy nguyên vẹn sau nhiều thế kỷ.
Kể từ khi phát hiện đến nay, các chuyên gia khảo cổ tiến hành các đợt khai quật quy mô lớn tại lăng mộ. Trong quá trình này, các chuyên gia khai quật được hơn 8.000 pho tượng đất nung tại nơi an nghỉ vĩnh hằng của vua Tần.
Trong số hàng nghìn pho tượng được phát hiện trong mộ của Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đặc biệt ấn tượng với một bức tượng binh sĩ đất nung có mặt màu xanh.
Bức tượng chiến binh mặt xanh khác hoàn toàn so với những pho tượng còn lại chỉ có màu đất trên toàn cơ thể.
Do là pho tượng đất nung mặt xanh duy nhất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng nên các chuyên gia đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ bí ẩn này.
Theo các chuyên gia, pho tượng chiến binh mặt xanh trên được khai quật vào năm 1999.
Giới chuyên gia nhận định ban đầu tất cả đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đều được sơn màu. Trong số này, phần mặt của tượng thường được sơn màu trắng hoặc hồng.
Do tác động của thời gian và môi trường, màu sắc của pho tượng bị phai dần và biến mất.
Bức tượng chiến binh đất nung đặc biệt nhất trong mộ của Tần Thủy Hoàng được sơn màu xanh thay vì màu trắng hoặc hồng trên gương mặt. Dù trải qua hàng ngàn năm, màu xanh trên gương mặt pho tượng này vẫn còn nhìn thấy rõ.
Các chuyên gia suy đoán việc sơn mặt pho tượng màu xanh là nhằm tượng trưng cho một dân tộc thiểu số nào đó từng phục vụ trong quân đội nhà Tần.