Ngày 10/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ngày 9/1, bệnh viện tiếp nhận em N.H.Đ.D (nam, 15 tuổi, thường trú tại huyện Kim Thành, Hải Dương) trong tình trạng đa chấn thương do tự chế thuốc nổ.
Người nhà người bệnh cho biết, D. đã xem cách chế thuốc nổ trên youtube sau đó lên mạng tìm mua thuốc nổ tự chế KCl03, lưu huỳnh về làm theo. Trong quá trình nghiền thuốc phát nổ bất ngờ khiến cho D. bị chấn thương nghiêm trọng.
Cẳng tay của nam thiếu niên bị dập nát vì tự chế thuốc nổ.
D. nhập viện với đa chấn thương: Dập nát cẳng bàn tay phải, vết thương cẳng tay trái, đứt gân duỗi cổ tay quay và đa vết thương phần mềm cẳng chân hai bên.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Tài, Khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Người bệnh đã được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật, cắt cụt 1/3 dưới cẳng tay phải đồng thời cắt lọc, nối gân, làm sạch và khâu vết thương phần mềm.
Sau mổ tình trạng D. đã ổn định, tỉnh táo, hiện đang được theo dõi và điều trị tại khoa Phẫu thuật Chấn thương chung.
Trước đó, cách đây 3 ngày (7/1), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức CŨNG tiếp nhận trường hợp người đàn ông P.V.K (44 tuổi, Hà Nam) nhập viện với nhiều thương tích do nổ pháo.
Theo lời kể từ người nhà ông K, ông đã mua pháo tự chế về để sử dụng. Trong quá trình sử dụng pháo nổ bất ngờ gây nhiều thương tích.
ThS Nguyễn Thị Thu Hằng - Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ cho biết, ngày 4/1/2020, sau khi được sơ cứu tại bệnh viện tỉnh Hà Nam, người bệnh chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng tỉnh chậm, huyết động ổn, nhiều vết thương dập nát và dị vật vùng cánh tay, chấn thương phức tạp vùng mặt, 2 mắt nề, rách da mi, bờ mi phức tạp, đứt lệ quản, kết mạc phù nề, rất nhiều dị vật sâu trong mắt.
Theo các chuyên gia, tai nạn do pháo nổ rất nguy hiểm bởi ngoài sức công phá gây ra các vết thương ở tất cả các vị trí trên cơ thể, pháo còn gây bỏng do tỏa ra nhiệt lượng lớn.
Ngoài ra, trong pháo có những hóa chất như phốt pho, lưu huỳnh… nên việc người đốt sẽ tiếp xúc rất gần sẽ dễ bị các tổn thương nặng ở đầu mặt cổ, mắt, tay...
Các bước sơ cứu cháy nổ do pháo Nếu bản thân hoặc người nhà bị tai nạn do pháo nổ trong dịp tết, bạn cần thực hiện các bước sơ cứu sau đây: Đối với chấn thương ở mắt, nếu nạn nhân bị bỏng vùng mắt hoặc dị vật vào mắt khi đốt pháo, nên rửa mắt bằng dòng nước sạch liên tục trong ít nhất 10 phút, chớp mắt để loại dị vật ra, không cố gắng lấy dị vật ra khỏi mắt sau đó băng mắt lại bằng gạc sạch. Nếu bị chảy máu mắt, phải nhanh chóng băng mắt bằng gạc sạch. Trường hợp nạn nhân bị vết thương mạch máu cần băng ép cầm máu ngay. Nếu bị gãy xương, dập nát bàn tay, cần cố định xương gãy và băng vết thương cẩn thận. Nếu bị bỏng da, làm mát vùng bỏng bằng cách tưới nước sạch liên tục trên 10 phút. Ngay sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Tai nạn do cháy nổ rất nguy hiểm, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong, vì vậy không nên buôn bán hay sử dụng pháo nổ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình của mình, tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra. |
Không biết cách chế tạo pháo nổ nhưng P. vẫn chuẩn bị các vật dụng để làm. Sau khi trộn lưu huỳnh với một số hóa...