Video về quy trình sử dụng vật liệu tái chế của Apple trên Robot Daisy.
Tại một cơ sở của Apple ở Austin, Texas, có một “công nhân” không bao giờ phàn nàn về giờ làm hoặc mức lương. Người công nhân này không mệt mỏi này không cần thời gian nghỉ ngơi, ngay cả giờ trưa và không bao giờ có bất kỳ lời phàn nàn nào. Công nhân này là một robot có nhiệm vụ phá bỏ các mẫu iPhone cũ và trích xuất 14 khoáng chất từ chúng để sử dụng cho các iPhone mới. Theo Reuters, robot có tên Daisy là một phần trong kế hoạch của Apple để trở thành nhà sản xuất "khép kín".
iPhone 11 và iPhone 11 Pro.
Bằng bốn bước, Daisy có thể tháo pin ra khỏi iPhone bằng cách sử dụng luồng khí lạnh đóng băng được đo ở -176 độ F. Robot cũng loại bỏ các ốc vít và mô-đun bao gồm cả mô-đun haptic của iPhone. Daisy có thể tháo rời tới 200 đơn vị iPhone trong một giờ và các thành phần được loại bỏ sẽ được gửi đến các công ty tái chế - nơi khai thác khoáng sản.
Kế hoạch dựa hoàn toàn vào khoáng sản tái chế của Apple là không thể
Mục tiêu của Apple là dựa vào việc tái chế khoáng sản cho nhu cầu sản xuất của mình thay vì mua vật tư từ các công ty khai thác. Đây là một ý tưởng tuyệt vời với các nhà môi trường nhưng lại phi thực tế. Kyle Wiens, người sáng lập công ty sửa chữa thiết bị iFixit, cho hay: "Apple tin rằng có thể lấy lại tất cả các khoáng chất của mình và điều đó là không thể." Wiens bày tỏ mong muốn Apple tập trung vào việc sửa chữa các mẫu iPhone cũ hơn là cố gắng tái chế chúng.
Vào năm ngoái, Apple cho hay chi phí sử dụng Daisy cho các mẫu iPhone tân trang khá tốn kém. Năm 2018, Apple đã nhận lại từ khách hàng 9 triệu chiếc iPhone. 7,8 triệu trong số này đã được Apple tân trang lại và 1,2 triệu đã được Daisy tháo gỡ. Pin bên trong iPhone được tái sử dụng để sản xuất pin mới. Bên cạnh pin, Daisy có thể loại bỏ màn hình, cảm biến, ốc vít, bảng logic và cuộn sạc không dây của iPhone.
Daisy là một phần trong kế hoạch của Apple để trở thành nhà sản xuất "khép kín".
Còn khung nhôm, Apple tái sử dụng nhôm cho các đơn vị iPhone mới và chất hàn được sử dụng để gắn các bộ phận trên bảng logic iPhone được làm từ thiếc tái chế 100%. Apple luôn mong muốn những chiếc iPhone cũ của mình được tân trang lại hoặc tái chế thay vì bị nhét vào ngăn tủ qua năm tháng.
Tất nhiên, các giám đốc điều hành của công ty khai thác sẽ không hài lòng với việc tái sử dụng các vật liệu mà họ bán. Các hãng này chỉ ra rằng kế hoạch của Apple sẽ không phá vỡ ngành công nghiệp vì có nhiều sản phẩm, như ô tô điện, sẽ yêu cầu sử dụng vật liệu khai thác.
Năm ngoái, bà Lisa Jackson – Phó trưởng bộ phận môi trường, chính sách và xã hội của Apple cho hay: Apple thiết kế iPhone đủ bền để có từ hai - ba chủ sở hữu trước khi cần phải tái chế. Có hơn 100 yếu tố trong iPhone và chúng tôi đang xem xét làm thế nào để di đưa chúng trở lại chuỗi. Tất nhiên, không phải nhà sản xuất nào cũng có thể làm được điều như vậy, Apple nắm giữ một vị trí tuyệt vời vì có thể làm điều này. Phía “Nhà Táo” cũng đang suy nghĩ về việc chia sẻ công nghệ của Daisy với các công ty khác, bao gồm cả các nhà sản xuất ô tô điện.
Apple đã giới thiệu Daisy trở lại vào năm 2018. Robot này được tạo ra từ các bộ phận được sử dụng trong một robot trước đây của Apple có tên Liam.
Bạn đang phân vân trước việc chọn mua bộ nhớ trong iPhone 11 Pro sao cho phù hợp để du Xuân cho phù hợp nhất?