Lưu Bị (161 - 223) hay còn gọi là Hán Chiêu Liệt Đế, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Trong tác phẩm này La Quán Trung xây dựng Lưu Bị là nhân vật chính diện, có lòng nhân từ bác ái, thương dân như con của một vị vua hiền (Tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt trí là Khổng Minh).
Lưu Bị là hoàng đế khai quốc nước Thục Hán.
Theo Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ, mô tả Lưu Bị là người cao bảy thước rưỡi, không có râu, vành tai rất lớn, mắt có thể nhìn thấy, hai tay rất dài tới đầu gối. Về tính cách ông là người ít nói, mừng giận không lộ ra mặt.
Trong số các quân chủ đứng đầu những thế lực lớn thời Tam quốc, Lưu Bị có thể xem là một trong số những người mang xuất thân thua kém hơn cả.
Mặc dù ông tự xưng là dòng dõi hoàng tộc nhà Hán, nhưng mối liên hệ họ hàng này đã quá lâu đời, khó ai có thể kiểm chứng độ xác thực.
Từ thời ông nội, gia cảnh của nhà họ Lưu bắt đầu sa sút. Tới đời cha của Lưu Bị, thực lực gia đình từ lâu đã chẳng bằng trước kia.
Gia cảnh khó khăn, và mồ côi cha sớm, Lưu Bị phải cùng mẹ làm nghề bện giày cỏ, chiếu cỏ để kiếm sống.
May mắn sau này Lưu Bị gặp được một vị quý nhân là Lưu Nguyên Khởi. Nhân vật này chính là người đã giúp Lưu Bị được bái danh sư Lư Thực làm thầy, hơn nữa còn có cơ hội kết giao với hậu duệ của một dòng họ danh gia vọng tộc là Công Tôn Toản. Lưu Bị cùng Công Tôn Toản và Lưu Đức Nhiên trở thành học trò của Lư Thực.
Dù nhà nghèo nhưng danh tiếng là dòng dõi Hán thất, Lưu Bị vẫn kết giao được với những người có danh vọng như Công Tôn Toản, Lưu Đức Nhiên.
Lư Thực là người có tài kiêm văn võ, Lưu Bị được truyền đạt học hỏi rất nhiều. Tiền học của Lưu Bị được cha của Lưu Đức Nhiên là Lưu Nguyên Khởi chu cấp cho. Ông học không giỏi mà thích nuôi chó ngựa, chú trọng đến ăn mặc.
Lưu Nguyên Khởi, một người cùng họ thường chu cấp cho Lưu Bị, vợ của Nguyên Khởi hỏi: "Mỗi nhà mỗi cảnh, sao ta có thể mãi chu cấp cho nó!" Khởi đáp: "Đứa trẻ ấy có cùng họ với ta, thật là người phi thường vậy".
Lưu Bị mang danh là dòng dõi Hán Thất, nên thích giao kết với kẻ hào kiệt, và được nhiều người trẻ tuổi vây quanh. Lưu Bị đã gặp gỡ và kết giao với Quan Vũ và Trương Phi. Ba người rất thân thiết với nhau, coi nhau như anh em một nhà. Nhà Đông Hán ngày càng suy yếu, nhiều nơi tình hình địa phương không ổn định, Lưu Bị đã tập hợp thanh niên trong xóm đứng ra bảo vệ trật tự. Ông được mấy người phú thương làm nghề buôn ngựa ở nước Trung Sơn là Trương Thế Bình và Tô Song trợ giúp, vì thế Lưu Bị có thể duy trì trong tay một đội quân nhỏ trong vùng.
Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào.
Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung có đoạn: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi ba người tâm đầu ý hợp, quen biết không lâu đã kết bái huynh đệ tại vườn đào Trương gia.
Cũng kể từ đó, ba người huynh đệ khác họ ấy đồng tâm hiệp lực, lập nên nhà Thục (một trong ba thế lực tạo thành "thế chân vạc" thời Tam quốc).
Đây chính là điển tích "kết nghĩa đào viên" nổi tiếng Trung Hoa và được lưu truyền rộng rãi cho tới ngày hôm nay.