Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa có Công văn số 362/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế 63 tỉnh, thành yêu cầu: Sẵn sàng phân loại người bệnh khi người dân đến đăng ký khám chữa bệnh.
Phân luồng và bố trí buồng khám riêng đối với người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt...), đặc biệt lưu ý khi có yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày.
Nhân viên y tế phát tờ rơi hướng dẫn du khách phòng nCoV tại Quảng Ninh.
Theo báo cáo của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 10h ngày 29/1, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) trên thế giới đã có 6.061 ca mắc, trong đó, tại lục địa Trung Quốc là 5.974 trường hợp.
Tổng số trường hợp tử vong là 132 (đều ở Trung Quốc). Ngoài ra, Trung Quốc còn có gần 1.240 ca mắc nCoV đang nguy kịch và số người nghi nhiễm nCoV đang chờ xét nghiệm xác định đã lên đến 9.239 người. Số người có liên quan tiếp xúc với bệnh nhân cần theo dõi y tế cũng lên đến gần 60.000 người.
Hiện cũng có 18 quốc gia và cùng lãnh thổ có ca mắc nCoV với tổng số 87 trường hợp, cụ thể gồm: Thái Lan (14 ca); Úc (5 ca); Singapore (7 ca); Mỹ (5 ca); Nhật Bản (7 ca); Malaysia (7 ca); Hàn Quốc (4 ca); Pháp (4 ca); Việt Nam (2 ca); Campuchia (1 ca); Canada (2 ca); Đức (4 ca); Nepal (1 ca); Sri Lanka 91 ca); Hồng Kông, Trung Quốc (8 ca); . Macau, Trung Quốc (7 ca); Đài Loan, Trung Quốc (8 ca).
Riêng Việt Nam có 2 ca mắc nCoV (người Trung Quốc) được phát hiện từ ngày 23/1, cho đến nay không có thêm ca nào. Hiện cũng đã có 64 ca mắc được cách ly, trong đó 25 ca đã cho xét nghiệm âm tính với nCoV và 39 ca còn lại vẫn đang tiếp tục được cách ly theo dõi và chờ kết quả.
Người bị nhiễm 2019-nCoV có nghiêm trọng không? Các triệu chứng của bệnh là gì? Thông tin hiện nay cho thấy nhiều trường hợp có biểu hiện nhẹ và như vậy rất có thể sẽ có nhiều ca bệnh bị bỏ sót vì mọi người lầm tưởng chỉ là cảm lạnh hay cúm mùa thông thường, tự khỏi và không đến khám tại cơ sở y tế. Tuy nhiên virus Corona mới này cũng có thể gây bệnh nặng và dẫn đến tử vong. Báo cáo từ Trung Quốc cho thấy phần lớn những trường hợp tử vong đều có những bệnh mãn tính và có thể đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều chưa được biết về loại virus mới này và WHO đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch. Chúng ta hiện chỉ có ít thông tin về loại virus này, vậy có cách nào để giảm nguy cơ lây nhiễm không? Cần giữ tay và đường hô hấp sạch sẽ. Khi chúng ta đang bước vào dịp lễ hội, du lịch đầu năm, bao gồm cả Tết, chúng tôi nhắc nhở mọi người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sau. Rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc chà (xoa) tay bằng cồn khô; Che miệng và mũi bằng khẩu trang y tế, khăn giấy, ống tay áo hoặc lấy khuỷu tay che khi ho hoặc hắt hơi; Tránh tiếp xúc gần mà không có mặc đồ bảo hộ với bất kỳ ai có các triệu chứng cảm lạnh hoặc giống như cúm; Đi khám bệnh nếu bạn bị sốt, ho và khó thở; Những người mua hàng ở chợ dân sinh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để giữ sức khỏe: - Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào động vật và các sản phẩm từ động vật; Tránh sờ vào mắt, mũi hoặc miệng; Tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh và thịt hư; Tránh tiếp xúc với động vật thả rông, rác và dịch thải trong chợ Những người làm việc trong chợ dân sinh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để giữ sức khỏe: - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào động vật và các sản phẩm từ động vật; Khử trùng dụng cụ và chỗ làm ít nhất một lần/ngày; Mặc áo choàng, đeo găng tay và tấm che mặt khi xử lý động vật và các sản phẩm động vật tươi sống; Bỏ quần áo bảo hộ sau khi làm việc, giặt hàng ngày và để lại nơi làm việc; Không để các thành viên trong gia đình tiếp xúc với quần áo làm việc và giày dép bẩn. (Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO) |