Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 31,88 điểm (tương đương 3,22%) về mốc 959,58 điểm. HNX-Index giảm 2,04 điểm (tương đương 2,04%) về mốc 104,11 điểm. Upcom-Index giảm 0,37 (tương đương 0,66%) về mốc 55,73%.
VN-Index giảm 31,88 điểm (tương đương 3,22%) về mốc 959,58 điểm.
Với mức sụt giảm này, vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam bốc hơi gần 5 tỷ USD. Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu, bị bán mạnh.
Top cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất tới chỉ số VN-Index là DHG, EIB, VCF và NT2 khi lấy đi lần lượt của thị trường 0,2; 0,1; 0,1 và 0,06 điểm. Ở chiều ngược lại, VCB, BID và SAB là những mã cổ phiếu tác động tiêu cực rất mạnh tới VN-Index khi lấy đi lần lượt 4,79; 3,22 và 2,66 điểm.
Nhà đầu tư chứng kiến sự sụt giảm bất ngờ của thị trường, khác xa dự đoán của họ cuối năm Kỷ Hợi nên đã chấp nhận cắt lỗ, bán tháo cổ phiếu. Nhiều cổ phiếu chịu lực bán mạnh, giảm sàn. Hàng loạt cổ phiếu chốt phiên giao dịch trong sắc đỏ, sắc xanh xám giảm sàn. Chỉ có cổ phiếu ngành dược bất ngờ tăng mạnh, đi ngược chiều thị trường chung.
Đáng chú ý trong phiên là cổ phiếu MWG của Thế giới di động. Chốt phiên, MWG giảm mạnh 5.200 đồng/cổ phiếu về mốc 114.000 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giảm khá mạnh so với đà tăng gần đây của mã cổ phiếu này.
Lũy kế cả năm 2019, MWG đạt doanh thu thuần 102.174 tỉ đồng.
Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quí IV/2019 thể hiện doanh thu thuần đạt 25.411 tỉ đồng, tăng trưởng 21% so với cùng kì 2018; lợi nhuận sau thuế đạt 860 tỉ đồng, tăng 24%.
Lũy kế cả năm 2019, MWG đạt doanh thu thuần 102.174 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.836 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 18% và 33% so với năm 2018. So với kế hoạch được đại hội cổ đông đề ra, MWG thực hiện 94% mục tiêu doanh thu và 107% mục tiêu lợi nhuận.
Trung bình mỗi ngày của năm 2019, công ty đạt 280 tỉ đồng doanh thu và khoảng 10,5 tỉ đồng lãi sau thuế.
Theo giải trình của MWG, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm vừa qua đạt được nhờ 4 yếu tố chính.
Thứ nhất, MWG mở rộng hoạt động thông qua việc tăng thêm 333 cửa hàng trong quí IV. Tính đến ngày 31/12 /2019, MWG có 3.039 cửa hàng, tăng thêm 852 cửa hàng so với ngày đầu năm.
Trong đó, chuỗi Điện Máy Xanh có 1.018 cửa hàng, tăng thêm 268 cửa hàng so với đầu năm, nhờ cả mở mới và chuyển đổi từ cửa hàng Thế Giới Di Động.
Thứ hai, các nhóm sản phẩm chính của MWG gồm điện thoại, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng đều ghi nhận tăng trưởng tích cực trong năm 2019. Trong đó, nhóm sản phẩm điện lạnh và đồ gia dụng duy trì mức tăng trưởng trên 30% về doanh thu so với cùng kì 2018.
Thứ ba, biên lợi nhuận gộp lũy kế cả năm 2019 của MWG đạt 19,1%, cải thiện so với mức 17,7% của cả năm 2018. Riêng quí IV/2019, biên lãi gộp của MWG lần đầu vượt ngưỡng 21% trong khi con số của quí IV/2018 là 17,8%.
Thứ tư, tỉ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần của MWG cùng tăng lên do quí IV/2019 là khoảng thời gian có tốc độ mở rộng cửa hàng nhanh nhất trong lịch sử công ty với khoảng 3,7 cửa hàng mỗi ngày.
Theo MWG, các cửa hàng mở mới cần được chuẩn bị nguồn lực đầy đủ trước khi khai trương nhưng không kinh doanh đủ tháng nên tỉ lệ chi phí vận hành trên doanh thu của các cửa hàng này thường cao hơn so với các cửa hàng đã hoạt động ổn định.
Việc hai chuỗi Bách Hóa Xanh và Điện Máy Xanh cùng cán mốc 1.000 cửa hàng trong tháng 12/2019 được MWG cho là có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng của công ty vì hơn 2.000 cửa hàng này sẽ đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của MWG trong năm 2020 khi đã hoạt động đủ 12 tháng và sẵn sàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán.
Lũy kế cả năm 2019, chi phí bán hàng của MWG tương đương khoảng 12,2% doanh thu thuần, tăng so với mức 11,1% của năm 2018. Chi phí quản lí doanh nghiệp không đổi ở khoảng 2% doanh thu thuần. Biên lợi nhuận ròng cả năm của MWG đạt 3,8%, cải thiện đáng kể so với mức 3,3% của năm 2018.
Nhiều ngân hàng báo lãi khủng trong năm 2019. Trong 4 ông lớn ngân hàng, Vietcombank đang dẫn đầu lợi nhuận 2019 với mức hơn...