Video: Người dân vãn cảnh chùa Bái Đính.
Trước đó, sau khi kết thúc khai mạc lễ hội chùa Bái Đính (30/1), người dân bắt đầu di chuyển đến những địa điểm trong khu vực chùa Bái Đính để hành hương.
Trên đỉnh cao nhất của quần thể chùa Bái Đính, nơi đặt tượng đồng A Di Lặc, tiền lẻ tràn ngập
Người dân dùng tay và tiền xoa lên bàn chân khiến bức tượng đổi màu.
Cũng tại địa điểm này, người dân khắc tên lên khiến tượng phật làm bằng đồng trở nên nham nhở.
Mặc dù Ban quản lý di tích chùa Bái Đính phát loa nhắc nhở du khách và cử người thu gom tiền lẻ nhưng tình trạng không thuyên giảm.
Trên đường đi lên chùa Bái Đính cổ, các hàng viết sớ, xem bói xuất hiện tràn lan.
Trên đường đi lên chùa Bái Đính cổ phải trải qua hơn 300 bậc đá, không khó để bắt gặp hình ảnh trẻ nhỏ nô nức chơi đùa khi leo bậc, một số em đã bị vấp ngã.
Cũng tại nơi chùa Bái Đính cổ ngự trị, xưa kia Đinh Tiên Hoàng đế từng lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa. Sau này vua Quang Trung chọn làm nơi tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh... Trong ảnh tại các động thờ Phật và thờ Thần, người dân chen chúc cầu khấn khiến không khí nơi đây trở nên vô cùng ngột ngạt.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, người dân chủ yếu tập trung tới chùa Bái Đính cổ để giải hạn và cầu tài, cầu lộc.
Đền thờ Mẫu nằm trong động tối, nơi đây có nhiều buồng nhỏ thông với nhau. Đặc biệt, trong động này có những nhũ đá, giếng ngọc rất đẹp. Tuy nhiên một số người dân leo trèo vô cùng phản cảm.
Nhiều du khách tới đây cho rằng xoa tay lên phần thân các bức tượng sẽ may mắn, bình an cả năm.
Hầu hết các pho tượng phật tại dãy hành lang lá hán đều bị người dân dùng tay mài mòn khiến tượng chuyển màu đen và một số pho tượng còn bị gãy ngón tay. Những hành vi của người dẫn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công trình di tích tại chùa Bái Đính.