Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên khai xuân giảm mạnh nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Đóng cửa phiên giao dịch 30/1, VN-Index giảm 31,88 điểm (3,22%) xuống 959,58 điểm; HNX-Index giảm 2,04% xuống 104,11 điểm; UPCoM-Index giảm 1,01% xuống 55,65 điểm. Thời điểm giảm sâu nhất, VN-Index mất đến 37,46 điểm.
Khẩu trang đang là mặt hàng "hot" hiện nay.
Thống kê từ nguồn dữ liệu FiinPro cho thấy, phiên giao dịch hôm qua lọt Top10 phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày 30/1/2012 nếu tính điểm số tuyệt đối.
Có thể nói, sự kiện thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm do lo ngại về virus Corona đã đi vào lịch sử thị trường cùng với hàng loạt sự kiện khác như tỉ lệ margin cao (đầu năm 2018), giá dầu giảm mạnh (2015), sự kiện biển Đông (2014), 'bầu' Kiên bị bắt (2012).
Lo ngại về ảnh hưởng của bệnh dịch đến nền kinh tế khiến chứng khoán tại một số nơi sụt giảm mạnh, tiêu biểu là chỉ số Dow Jones, sụt 1,57% hôm thứ Hai, 27/01, mức lùi chưa từng có kể từ tháng 10/2019. Chỉ số Nikkei Tokyo sụt 2%, mức giảm mạnh nhất kể từ 5 tháng nay.
Những diễn biến của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới đã khiến thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm trong ngày 30/1.
Tại châu Á, thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) kết thúc phiên giao dịch ngày đầu tiên của năm mới giảm 2,6%. Các thị trường chứng khoán Seoul, Singapore và Sydney cũng giảm dưới 2%. Các thị trường chứng khoán châu Âu tiếp đà giảm điểm, chỉ số chứng khoán của Anh, Pháp, Đức giảm từ 1,1% - 1,5%.
Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận cổ phiếu của các công ty lữ hành, du lịch và bất động sản đều trên đà đi xuống, trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới (2019-nCoV) bùng phát tác động xấu đến kinh tế.
Tại Nhật Bản, trong khi các nhà đầu tư lo ngại sự lây lan của virus có thể gây thiệt hại cho đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dẫn tới áp lực bán mạnh trên thị trường chứng khoán thì có một công ty không những không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh mà còn hưởng lợi lớn. Đó là nhà sản xuất mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế Nhật Bản Kawamoto.
Trên sàn chứng khoán Tokyo, giá cổ phiếu Kawamoto đã bứt phá ngoạn mục từ mức 447 Yên/cp vào cuối năm 2019 lên 3.095 Yên/cp tại ngày 30/1, tương ứng mức tăng trưởng 592% chỉ sau 1 tháng, kể từ khi virus Corona lây truyền từ người sang người.
Tại mức giá này, vốn hóa thị trường của Kawamoto lên tới 18,57 tỷ Yên (khoảng 3.955 tỷ đồng). Cổ phiếu Kawamoto hiện giao dịch tương ứng với mức P/E ngất ngưởng 99,23 lần.
Tương tự tại Việt Nam, phiên giao dịch chứng khoán 30/1 chứng kiến sắc đỏ bao phủ trên diện rộng, trong đó có một số cổ phiếu ngành hàng không (HVN, VJC) và doanh nghiệp có thị trường tại Trung Quốc (ANV, VHC) giảm sâu. Thế nhưng, trong bối cảnh đó thì cổ phiếu của hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật tư y tế, y tế, dược...lại tăng mạnh.
Đơn cử như: cổ phiếu DVN của Dược Việt Nam đã tăng kịch biên độ; Dược phẩm Trung ương Codupha (CDP) cũng tăng trần; HDP của Dược Hải Dương cũng trần. DNM của Tổng Công ty cổ phần Y tế Danameco cũng tăng mạnh dù thanh khoản thấp; JVC sau chuỗi ngày dài làm cổ phiếu "trà đá" nay cũng tăng trần 7% lên 3.250 đồng/cổ phiếu.
Nhiều cổ phiếu dược lớn khác như DHG của Dược Hậu Giang, IMP của Imexpharm, DCL của Dược Cửu Long... đều đạt mức tăng tốt.
Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại, sự liên quan giữa cổ phiếu ngành dược ở Việt Nam và dịch bệnh Corona đang hoành hành ở Trung Quốc chưa có nhiều liên quan nhưng có lẽ, yếu tố tâm lý đã đẩy những cổ phiếu này tăng mạnh, đi ngược chiều thị trường.
Tại thời điểm 8 giờ 30 phút, giá vàng thế giới dao động quanh ngưỡng 1.572 USD/ounce, giảm 3 USD/ounce so với chốt phiên hôm...