Dân Việt

Súng bắn tỉa hạng nặng “Made in Vietnam” khiến cả Đông Nam Á ngỡ ngàng

PV 06/02/2020 18:32 GMT+7
Tuy mới lần đầu xuất ngoại, nhưng súng bắn tỉa “Made in Vietnam” đã khiến các đoàn khách quốc tế ngỡ ngàng, khẳng định sự phát triển vượt bậc của CNQP Việt Nam.

img

Sự kiện vũ khí Việt Nam lần đầu tiên tham dự một triển lãm quốc phòng quy mô lớn trong khu vực như Indo Defence 2018 tại Jakarta, Indonesia đã đánh dấu bước tiến mới mang tính đột phá của Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) Việt Nam, đủ tự tin bước ra thị trường thế giới. Ảnh: BMPD.

img

Nhiều mẫu súng bộ binh thế hệ mới được CNQP Việt Nam giới thiệu, trong đó súng bắn tỉa SBT12 M1 hạng nặng “Made in Vietnam” đã giành được sự chú ý đặc biệt và nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia vũ khí quốc tế.

img

Theo catalogue giới thiệu thì SBT12 M1 là mẫu súng bắn tỉa “Made in Vietnam” được thực sự thiết kế và chế tạo đầu tiên trong nước, đáp ứng các yêu cầu kỹ chiến thuật trong môi trường tác chiến hiện đại. Nguyên mẫu của SBT12 M1 (ở giữa) được trưng bày ở Viện Vũ khí – Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng. Ảnh: QPVN.

img

SBT12 M1 là một trong hai mẫu súng bắn tỉa “Made in Vietnam” do Viện Vũ khí chế tạo, tuy nhiên nó là mẫu được hoàn thiện sớm nhất, sau khi đáp ứng được các yêu cầu kỹ-chiến thuật do Bộ Quốc phòng đề ra, phù hợp để sản xuất loạt, đưa vào trang bị cho các đơn vị sử dụng. Ảnh: QPVN.

img

Sở dĩ SBT12 M1 thu hút được sự chú ý tại Indo Defence là ở thiết kế đặc biệt của nó. Đây là một trong số ít mẫu súng bắn tỉa hạng nặng hạng nặng hiếm hoi ở Đông Nam Á sử dụng thiết kế bullpup với hộp tiếp đạn ở phía sau cò súng. Càng đặc biệt hơn khi SBT12 M1 có thiết kế khá giống với mẫu súng bắn tỉa KSVK đầy uy lực của Nga. Ảnh: BMPD.

img

Dù có nhiều điểm tương đồng với KSVK thế nhưng SBT12 M1 cũng có những điểm khác biệt nhất định. Hiện chưa có thông tin nào về việc Nga chuyển giao công nghệ chế tạo KSVK cho Việt Nam, do đó nhiều khả năng Viện Vũ khí đã tham khảo thiết kế của KSVK để phát triển SBT12 M1. Ảnh: Miles V.

img

Thiết kế bullpup có ưu điểm giúp tăng chiều dài nòng súng giúp tăng sơ tốc đầu nòng, cải thiện độ chính xác mà không ảnh hưởng đến chiều dài tổng thể. Với nòng súng dài 1 mét và sử dụng đạn tiêu chuẩn 12,7x108mm, SBT12 M1 có chiều dài tổng thể 1,35 mét, ngắn hơn so với 1,69m của súng bắn tỉa OVS-96 có cùng cỡ đạn của Nga. Ảnh: Miles V.

img

Việc sử dụng đạn 12,7mm khiến súng có độ giật lớn khi bắn do đó nó được trang bị thêm một bộ phận giảm giật và ổn định nòng cỡ lớn ngay ở loa che lửa đầu nòng, cơ cấu này cũng giúp làm giảm bớt tiếng nổ sau mỗi phát bắn. Cận cảnh đầu nòng và thước ngắm cơ khí trên súng bắn tỉa SBT12 M1 với các chi tiết được chế tạo rất tinh tế. Ảnh: Miles V.

img

Nếu như ở KSVK của Nga súng được tích hợp thanh ray và loại bỏ các thước ngắm cơ khí để gắn các loại ống ngắm thì trên SBT12 M1 ống ngắm được gắn bằng chốt lẫy. Ngoài ra súng cũng có thước ngắm cơ khí dự phòng để dùng trong các tình huống khẩn cấp. Ảnh: Miles V.

img

Một điểm đáng chú ý khác trên SBT12 M1 là được trang bị ống ngắm quang học KN12BT do Việt Nam tự sản xuất, có độ phóng đại 10 lần, phạm vi quan sát mục tiêu tối đa 1.800m. Bên cạnh đó súng cũng có thể được tích hợp các loại kính ngắm đêm hoặc hỗn hợp ngày đêm “Made in Vietnam”. Ảnh: Miles V.

img

Thước ngắm cơ khí của SBT12 M1 với cự ly lên đến 2.000m. Ảnh: Miles V.

img

SBT12 M1 sử dụng khóa nòng trượt cùng hộp tiếp đạn rời 5, súng có tầm bắn hiệu quả 1.200m với sơ tốc đầu đạn 840m/s lớn hơn con số 820m/s của OSV-96 Nga. Ảnh: Miles V.

img

Trong thử nghiệm trên thực địa SBT12 M1 thể hiện độ chính xác, độ chụm cao trong khi vẫn duy trì được độ bền, tin cậy trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Ảnh: Miles V.

img

img

Bộ phận duy nhất trên SBT12 M1 được làm bằng gỗ chính là báng súng với thiết kế thon và dài khác hẳn so với KSVK, báng súng cũng được gắn một tấm lót cao su để giảm bớt lực giật tác động lên xạ thủ. Thiết kế báng súng của SBT12 M1 khá giống với OSV-96 một mẫu súng bắn tỉa khác do Việt Nam chế tạo. Ảnh: Miles V.

img

Sản phẩm công nghiệp quốc phòng Việt Nam tại triển lãm Indo Defence 2018.