Đường phố Vũ Hán vắng vẻ trong những ngày bị phong tỏa.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học The Lancet ngày 11.2, tác giả dẫn nguồn tin từ hai thành viên của ủy ban khẩn cấp của WHO, nói rằng Trung Quốc không che giấu và làm chậm việc cung cấp thông tin, mà là do thiếu cơ chế cảnh báo sớm về bệnh dịch.
“Công bằng mà nói, tôi nghĩ tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ phản ứng như Trung Quốc”, Lin Fa Wang, một trong 4 tác giả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học The Lancet, nói. “Tôi hi vọng mọi người hãy lấy việc này làm bài học”.
Ở Trung Quốc và các quốc gia khác, không có cơ chế cảnh báo về nguy cơ bùng nổ bệnh dịch, Wang trả lời Bloomberg. Việc thiết lập một hệ thống kiểm soát ngăn ngừa bệnh dịch, sử dụng các công cụ hiện đại có thể giúp các quốc gia đối phó với bệnh dịch nhanh hơn.
Dữ liệu sơ bộ cho thấy có dấu hiệu của của hội chứng suy hô hấp cấp tính, hay virus Corona liên quan đến SARS, trong các mẫu bệnh phẩm thu được từ bệnh nhân viêm phổi ở Trung Quốc vào ngày 26.12, theo thông tin đăng tải trên The Lancet.
Nhà chức trách Trung Quốc hôm 5.1 đã loại trừ dịch SARS, MERS và các bệnh dịch khác không phải là do virus Corona. Đến ngày 9.1, Trung Quốc xác nhận một chủng virus Corona mới có thể bùng phát thành dịch.
“Tuy vậy, trình tự gene của virus – rất quan trọng trong việc đánh giá liệu virus có khả năng bùng phát thành dịch hay không – chỉ được công vào ngày 12.1, tức là 17 ngày sau khi có báo cáo ban đầu”, tác giả viết.
Nhà chức trách Trung Quốc đã làm theo đúng quy trình, chờ đợi các chuyên gia xác nhận sự tồn tại của một chủng virus mới theo phương pháp truyền thống. Điều này có thể khiến công tác phòng dịch bị chậm trễ, mà sau này nhiều người cho rằng bỏ lỡ "thời điểm vàng" để chặn dịch.
“Các bác sĩ lâm sàng là người phát hiện sớm và cảnh báo mối nguy hiểm của COVID-19”, tác giả viết.
Trong khi nghiên cứu các trường hợp bị viêm phổi nặng do mầm bệnh chưa rõ, các bác sĩ lâm sàng ở hai bệnh viện tại Vũ Hán đã độc lập gửi mẫu bệnh phẩm để các công ty thương mại phân tích trình tự gene.
“Hồi chuông cảnh báo ngay lập tức vang lên, không chỉ qua các cấp khác nhau của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, mà còn thông qua mạng xã hội bắt nguồn từ cảnh báo của 8 bác sĩ – những người từng bị cảnh cáo vì lan truyền ‘tin giả’”, tác giả viết. “Các bác sĩ này về sau được xác định là không làm gì sai và được chính quyền ca ngợi vì đã lên tiếng cảnh báo sớm”.
Tác giả khẳng định không có chuyện các nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc che giấu thông tin, chưa công bố ra công chúng để bệnh dịch bùng phát. “Những cáo buộc vô căn cứ này càng làm phản tác dụng trong việc đối phó bệnh dịch. Đây là vấn đề mà nhà chức trách Trung Quốc cần giải quyết”, tác giả viết.
“Thời điểm nhà chức trách Trung Quốc công bố dịch bệnh viêm phổi bắt nguồn từ chợ hải sản ở Vũ Hán là ‘nhanh so với tiêu chuẩn quốc tế’”, đồng tác giả nghiên cứu, John S. Mackenzie, nói. “Tôi nghi ngờ khả năng nhà chức trách ở các quốc gia khác có năng lực công bố sớm hơn”.
Không chắc có một cơ quan y tế nào có thể công bố nguy cơ bùng phát bệnh dịch từ một vài chuỗi di truyền được phát hiện ban đầu, Mackenzie nói thêm.
Thông tin về con số hàng trăm nhân viên y tế ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nhiễm virus Corona chủng mới (COVID-19) tính...