Khi thưởng thức tác phẩm Tây Du Ký, kể cả nguyên tác hay phim ảnh, sẽ rất nhiều người cho rằng trong 4 thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không là nhân vật bản lĩnh cao cường, sở hữu thần binh lợi hại nhất. Tuy nhiên thực chất, Như Ý Kim Cô Bổng của "lão Tôn" lại có lai lịch nhỏ nhất so với 3 món binh khí còn lại trong đoàn thỉnh kinh.
Kim Cô Bổng
Trước khi thuộc về Tôn Ngộ Không, Kim Cô Bổng là cây "Định Hải Thần Châm" dưới Đông Hả, tương truyền là cây thần trụ trấn thủ do Đại Vũ năm xưa trị thủy để lại. Định Hải Thân Châm nặng 13500 cân (theo phép của Trung Quốc: 1kg = 2 cân), được Thái Thượng Lão Quân chế thành từ một mảnh thần thiết trong lúc nhàn rỗi và đem cho Đại Vũ mượn và không giờ nhớ tới. Phải đến khi gặp được Tôn Ngộ Không, người - vật tâm đầu ý hợp, Định Hải Thân Châm mới phát huy được sức mạnh của nó và được gọi là Như Ý Kim Cô Bổng.
Cửu Xỉ Đinh Ba
Cửu Xỉ Đinh Ba là binh khí của Trư Bát Giới. Trong nguyên tác giới thiệu rằng: Cửu Xỉ Đinh Ba do đích thân Thái Thượng Lão Quân dung luyện, còn thêm vào thần lực của Ngũ Phương Yết Đế và Lục Đinh Lục Giáp. Cửu Xỉ Đinh Ba có thể xếp cùng đẳng cấp với Kim Cang Trác hay Tử Kim Hồ Lồ, so với Kim Cô Bổng rèn từ 1 mảnh thần thiết thì hơn cả trăm lần!
Hàng Yêu Ngọc Trượng
Rất nhiều người có suy nghĩ rằng Sa Tăng võ nghệ kém nhất trong 3 đồ đệ của Đường Tăng, nên binh khí cũng yếu nhất, nhưng quan điểm đó thật sai lầm. Nguyên tác viết rằng: Hàng Yêu Ngọc Trượng của Sa Tăng nặng hơn 5000 cân, còn là binh khí mà đích thân Ngọc Đế ban tặng khi còn là Quyển Liêm đại tướng. Một vật mà được Ngọc Đế ban thưởng tuyệt nhiên không thể xem thường.
Cửu Hoàn Tích Trượng
Cửu Hoàn Tích Trượng được Quan Thế Âm Bồ Tát ban tặng cho Đường Tăng khi lựa chọn người thỉnh kinh ở Đông thổ Đại Đường. Trong nguyên tác, Quan Âm Bồ Tát nói "người cầm được Cửu Hoàn Tích Trượng có thể trách khỏi độc hại của yêu ma".
Nói Cửu Hoàn Tích Trượng là binh khí, chi bằng nói đây là một pháp bảo. Theo như lời Quan Âm Bồ Tát nói thì khi trong tay còn có Cửu Hoàn Tích Trượng, Đường Tăng sẽ không thể bị yêu quái làm hại trong trường hợp các đồ đệ không ứng cứu kịp thời.