Nông sản “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”
Mới đây, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) vừa có công điện gửi Sở Ngoại vụ các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang về một số vấn đề liên quan đến tình hình dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra.
Theo ý kiến của Hải quan Nam Ninh, thời gian khôi phục hoạt động trao đổi, giao thương của cư dân biên giới sẽ phải lùi tới cuối tháng này thay vì ngày 10/2. Lý do, phía Hải quan Nam Ninh không đủ nhân sự vì nhiều cán bộ đang bị cách ly do dịch bệnh.
Nhiều nông sản đã dán mã vạch để xuất khẩu sang nước bạn nhưng bị ách tắc đang được giải cứu ven đường
Đây là thông tin không lạc quan đối với nông sản Việt xuất khẩu qua các cửa khẩu với Trung Quốc, đặc biệt là trái thanh long, dưa hấu. Trước tình hình này, Bộ Công Thương đã kiến nghị các doanh nghiệp và người dân có biện pháp để điều tiết sản lượng, ít nhất là không sử dụng các biện pháp để gia tăng sản lượng vào thời điểm này đối với các loại nông sản đang dựa mạnh vào xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân (như thanh long và dưa hấu).
Theo Bộ Công Thương, tính đến ngày 11/2, tại các cửa khẩu với Trung Quốc, hàng nghìn tấn nông sản vẫn đang tiếp tục ùn ứ do lượng xe đổ lên biên quá nhiều. Tại tỉnh Lạng Sơn đang tồn đọng 227 xe container nông sản như thanh long, mít, ớt, nhãn. Tại tỉnh Lào Cai, hiện tồn hơn 300 xe trái cây gồm thanh long, mít, dưa hấu, chuối.Mặc dù hiện nay, container chở thanh long của Rạng Đông và nhiều công ty khác đã được thông quan nhưng các chủ doanh nghiệp vẫn đứng ngồi không yên.Chia sẻ với phóng viên, ông Quyền thở dài cho biết: "Container chở 15 tấn thanh long của tôi đang bị mắc kẹt ở Trung Quốc. Tưởng được thông quan là chuyện êm xuôi, thế nhưng qua được cửa khẩu thì container bị dừng ngay tại đó do không có xe đến bốc hàng.
Ở Trung Quốc, đại dịch đang hoành hành nên họ cấm tất cả xe cộ. Giờ xe tôi đi tiếp cũng không được, quay về cũng không xong, hàng bị ghim trên xe nửa tháng rồi".
15 tấn thanh long trên container đang bị kẹt ở Trung Quốc được ông Quyền thu mua với giá 650 triệu đồng, hiện phần lớn bị héo, số khác bị thối. Tính từ trước Tết Nguyên đán đến nay, Công ty Rạng Đông của ông Quyền thua lỗ hơn 3 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Được biết, tình trạng này cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp khác ở Long An chuyên "đổ hàng" đi Trung Quốc.Do không thể xuất khẩu, các tiểu thương phải “gồng mình” xoay sở tìm nguồn tiêu thụ cho nông sản. Trong số những mặt hàng nông sản bị mắc kẹt, mặt hàng nhiều nhất chính là dưa hấu.
Muôn kiểu giải cứu được cộng đồng ủng hộ
Thấu hiểu nỗi khó khăn của người dân, phong trào “giải cứu” dưa hấu đã nhanh chóng lan rộng ra khắp cả nước. Ngoài các hệ thống siêu thị đã kết nối và giải cứu trong nhiều ngày nay, nhiều cá nhân, đoàn thể đã đứng lên kêu gọi mọi người cùng chung tay, giúp sức tiêu thụ lượng nông sản ứ đọng.
Nhiều cá nhân, tổ chức chung tay giải cứu nông sản
Theo khảo sát của phóng viên, dọc các con phố tại Hà Nội như Phạm Hùng, Minh Khai, Đại La, Giải Phóng,... xuất hiện rất nhiều điểm bán dưa hấu với mức giá từ 20.000-25.000 đồng/quả. Trong khi đó, một số nơi treo biển bán với giá 8.000 đồng/kg cùng bằng rôn kêu gọi “giải cứu”, mua dưa hấu và thanh long ủng hộ người trồng.
Tại một số nơi, các “mạnh thường quân” doanh nghiệp thậm chí còn đi mua về để phát miễn phí cho người dân và làm quà tặng cho nhân viên, khách hàng.
Chẳng hạn, Công ty Nam Khải Phú ở Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh (ảnh dưới) cho biết đã phát miễn phí cho mỗi người dân một dưa qua để ủng hỗ trợ bà con nông dân Gia Lai tiêu thụ nông sản do không xuất được sang Trung Quốc bởi ảnh hưởng của virus corona.
Đại diện công ty cho biết, trong ngày 11/2/2020, chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ, công ty đã phát hết 2 tấn dưa hấu đến tay người dân, và tiếp tục phát thêm 2 tấn nữa trong ngày 12/2.
Cũng trong ngày 11 và 12/2, nhiều trường học cũng đã chung tay “giải cứu” thành công nhiều container dưa hấu.
Một cơ sở sản xuất bánh mỳ đã nghiên cứu và sản xuất bánh mỳ thanh long
Tương tự, một xưởng sản xuất bánh kẹo đã làm ra những chiếc bánh mì thanh long để đưa ra thị trường. Đây được coi là ý tưởng hay cho đầu ra tiêu thụ đối với các loại nông sản khác của Việt Nam.
Đến ngày 11-2, do ảnh hưởng của dịch virus corona, có 557 container nông sản đang ùn ứ ở các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng...