Số hộ tạm ấy cứ tăng dần theo mỗi đợt thiên tai và lớn nhất theo chủ trương giải tỏa các khu vạn đò mà hình thành nên tổ dân cư số 11 với 130 hộ dân, 780 người, ở khu Bờ Thành, phường Phú Bình, TP. Huế (Thừa Thiên – Huế).
Sự tạm bợ kéo dài mấy mươi năm, nhà dân phần lớn là lều, lưng dựa vào tường thành Đại Nội Huế, cửa trông ra hào bao quanh thành (mà thời gian đã biến thành bãi lầy). Rất ít nhà có đủ chỗ để làm được nhà tắm, còn nhà vệ sinh thì 780 người phải chung nhau một cái.
Không đất, không nghề, cư dân xóm sống chủ yếu bằng làm thuê làm mướn, chạy xe thuê, rất ít lao động có thu nhập 100.000 đồng/ngày, hơn 60% số hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Xóm tạm mãi thành xóm “tạm treo” bên tường thành cố đô Huế.
Một góc xóm treo hay còn gọi là tổ dân số 11. |
“Nhà tắm công cộng” nơi hiên nhà. |
Với phần lớn các hộ dân ở đây, tường thành cũng là tường nhà. |
Gia đình ông Mai Văn Thành có 10 người, là gia đình duy nhất trong xóm có nghề làm vàng mã, thu nhập mỗi ngày 70 - 100 nghìn đồng. |
Chiếc nôi trẻ trong căn nhà tạm. |
Cúng ngày rằm. |
Cụ Trần Thị Hạnh (92 tuổi) là cư dân cao tuổi nhất của xóm. Cụ chỉ mong có cái nhà để “nằm tại nhà của mình” trong ngày về với tổ tiên. |
Ông Nguyễn Văn Đối (56 tuổi) - tổ trưởng tổ dân cư, gia đình thuộc loại khá giả nhất xóm. Hàng ngày ông chở thuê nước đá, thu nhập 70 - 100 nghìn đồng. |
Xuân Trường – An Sơn