Ông Nguyễn Xuân Dương |
Ông Dương cho biết: Người tiêu dùng ăn sản phẩm thịt có chứa các chất này sẽ bị tác động tới hệ thần kinh, cơ, tim mạch. Chính vì sự nguy hại này mà chúng tôi khuyến cáo nông dân không nên sử dụng các chất này trong chăn nuôi.
Vậy làm cách nào để phân biệt đâu là thịt nhiễm các chất này, thưa ông?
- Nói chung là rất khó để phân biệt. Chỉ có cách lấy mẫu thịt đó đi phân tích mới biết chính xác. Vì thế người tiêu dùng nên chọn mua thịt có địa chỉ rõ ràng. Thịt lợn ngon có màu hồng sáng, mỡ trắng, bì lợn trắng; các sản phẩm thịt có màu đỏ sậm, mỡ đỏ, bì đỏ chưa chắc bị nhiễm nhưng nói chung là không ngon bằng.
Chúng tôi cũng khuyến cáo những người bán thịt nên có giao kèo với người giết mổ, người giết mổ giao kèo với người chăn nuôi… không sử dụng các chất này; cần có một phản ứng dây chuyền như vậy để tránh cho người tiêu dùng ăn thịt nhiễm độc.
Vậy về lâu dài cần có giải pháp gì để ngăn chặn tận gốc việc sử dụng chất này trong chăn nuôi, thưa ông?
- Hiện chúng ta chưa biết các chất này có xuất xứ từ đâu, nhưng chúng ta đã cấm. Theo tôi, chỉ có cách kiểm soát tốt từ biên giới. Hải quan và các lực lượng có liên quan chỉ cần thấy có chất bột màu trắng, giống như bột sắn, không có bao bì nhãn mác nhập vào VN thì nên cấm, cho tiêu hủy luôn. Chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức của người chăn nuôi không nên vì cái lợi trước mắt mà làm hại bản thân và cả cộng đồng.
Xin cảm ơn ông!
Mai Nguyễn (thực hiện)