Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco (Mỹ) sau khi phát hiện thấy cấu trúc tế bào trong tuyến lệ của hai giới có nhiều điểm không tương đồng.
Mặt khác, do ống dẫn nước mắt ở nam giới có kích cỡ lớn hơn nữ giới nên nếu khóc cùng một lúc, nước mắt phụ nữ sẽ trào ra nhanh hơn.
Phụ nữ thường mau nước mắt hơn nam giới. |
Về vấn đề tại sao nam giới ít khóc hơn phụ nữ, theo Louann Brizendine, chuyên gia tâm thần học, yếu tố văn hóa- xã hội đóng vai trò quan trọng trong khả năng kiềm chế nước mắt ở mỗi giới.
Cấu tạo sinh học và tác động khác nhau của các yếu tố văn hóa- xã hội khiến phụ nữ mau nước mắt hơn nam giới.
Khi chịu đau đớn về thể xác hoặc tinh thần, “hạch hạnh nhân” trong não bộ, nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc sẽ phát tín hiệu. Nếu lực kích thích đủ mạnh, tín hiệu sẽ truyền tới vỏ não vận động ở thùy trán, khiến nước mắt trào ra và nhịp thở gấp hơn, tạo nên hiện tượng “khóc nức nở”.
“Nam giới luôn được dạy rằng không bao giờ được khóc. Họ tìm cách phân tán tư tưởng như nhăn mặt, nghiến răng hoặc nhẩm trong đầu một câu nói gì đó để quên đi sự đau đớn ”, tiến sĩ Brizendine nhận định.
Ngoài ra, hàm lượng testosterone cao có tác dụng như một chiếc phanh, hãm tín hiệu đau xâm nhập vào vỏ não.
Cũng theo nghiên cứu, có 2 loại nước mắt: loại 1 có tác dụng “rửa mắt”, loại 2 bột phát khi cơ thể phản ứng do bị kích thích về cảm xúc hoặc đau đớn về thể xác. Cả 2 loại đều chứa protein, muối, hoóc-môn, tuy nhiên, lượng protein trong loại 2 nhiều hơn.