Một trong 10 bị
cáo bị truy tố về tội danh này, trong đó có bị cáo Huỳnh Trung Chí (nhân viên
phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng). Trước hết, luật sư Giáp hoàn toàn đồng ý quan
điểm đối với các luật sư đồng nghiệp trong nhóm tội phạm này.
Theo như cáo trạng đã quy buộc, theo sự chỉ đạo của chí đã lập 51 hồ sơ tín dụng cho 16 cá nhân đứng tên vay tổng cộng gần 240 tỷ đồng, thế chấp bằng 37 thẻ tiết kiệm mang tên 12 cá nhân là nhân viên ngân hàng ACB, Nam Việt có tiền gửi tại Vietinbank. Trong đó có 6 cá nhân được Như nhờ đứng tên vay 13 khoản vay 70 tỷ đồng là có mặt tại phòng giao dịch để ký. Còn lại đều không có mặt người vay nhưng Chí vẫn đề xuất cho vay. Sau khi giải ngân xong mới chuyển lại hồ sơ cho Như để bổ sung ký. Toàn bộ số hồ sơ của 12 cá nhân trên đều bị Như ký giả để chiếm đoạt gần 240 tỷ đồng.
Mặc dù khi thực
hiện việc cho vay Chí đã bỏ qua công đoạn trong quy trình là không gặp khách
hàng. Luật sư Giáp cũng cho rằng, sở dĩ hành vi sai phạm này xuất phát từ việc
bị cáo Huỳnh Trung Chí mới vào nghề và phải chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo là
điều tất nhiên không thể chối cãi.
“Với một nhân viên mới ra trường và được
giao nhiệm vụ như vậy thì Huỳnh Trung Chí có dám từ chối không nhận những đề
xuất của lãnh đạo hay không?” – Luật sư Giáp tỏ vẻ băn khoăn.
Việc Huỳnh Trung Chí bị cáo buộc tin tưởng vào Huyền Như một cách
vô căn cứ, luật sư cho rằng không vô căn cứ bởi nhiều lý do: Huyền Như là lãnh
đạo ngân hàng công thương, trước đó Như được nhiều người kính nể và là người
đầy uy tín của một trưởng phòng giao dịch lại là cấp trên của các cán bộ ở đây
thì không lý do gì mà nói Huỳnh Trung
Chí tin tưởng như một cách vô căn cứ được.
Hành vi sai phạm của Huỳnh Trung Chí bị VKS đề nghị phạt nhóm bị cáo thuộc tội danh này từ 14 -16 năm tù. Riêng bị cáo Huỳnh Trung Chí bị đề nghị từ 16- 18 năm tù, luật sư khằng định là mức án hết sức nặng cho các bị cáo trong khi trước đó phía Vietinbank nơi các bị cáo làm việc cũng khẳng định là Vietinbank không bị thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, việc cáo buộc tội danh này đối với các bị cáo, hầu hết các luật sư tham gia bào chữa cho nhóm tội danh này đều đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh.
Bàn luận về bản luận tội của VKS, luật sư Giáp cũng bày tỏ sâu sắc, Đảng và Nhà nước ta đang ra sức phòng chống nhằm đẩy lùi tệ nạn tham nhũng bằng mọi biện pháp nên hành vi gây thất thoát và thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng trong vụ án này đã là mối lo ngại rất lớn.
Mặc dù vậy, trong vụ án, luật sư Giáp và đồng quan điểm với các luật sư đồng nghiệp tham gia tranh tụng trong chiều ngày 14.1 đều thấy rằng bản luận tội VKS đối với Chí và nhóm tội này, bị đề nghị với mức án quá khắc nghiệt. Vị luật sư này còn đặt vấn đề, phải chăng VKS muốn thể hiện việc phòng chống tham nhũng đến cùng và quyết liệt. Tuy nhiên, theo quan điểm của luật sư là bản luận tội chưa thể hiện được tính nhân đạo dù rằng đã thể hiện tính răn đe.
Cũng trong phần
tranh tụng tại tòa, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch đã tham gia bào chữa hai bị
cáo Hồ Hải Sỹ và Lê Thị Ngọc Lợi bị truy
tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Quan điểm của luật sư
Trạch do tin tưởng đối với Võ Anh Tuấn và Huyền Như nên Sỹ và Lợi thực hiện nhiệm
vụ hoàn toàn là do sự chỉ đạo của cấp trên.
“Hậu quả, Vietinbank không bị thiệt hại, không chịu trách nhiệm dân sự và Vietinbank tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chứ không là bị hại. Vietbank chỉ bị thiệt hại phi vật chất chứ không bị thiệt hại về vật chất. Lợi và Sỹ chỉ chỉ là nạn nhân trong vụ án, chỉ tuân thủ mệnh lệnh cấp trên” - luật sư Trạch khẳng định một lần nữa. Luật sư Trạch còn nhận định định mức án VKS đề nghị đối với hai thân chủ của mình là quá nặng.
“Dù rằng HĐXX chưa tuyên án, phiên tòa vẫn còn đang diễn ra ở phần tranh tụng khá căng thẳng và VKS vẫn chưa đối đáp phần bào chữa của luật sư, nhưng bản án VKS đưa ra vẫn chưa thể hiện tính bao dung của pháp luật đối với các bị cáo biết ăn năn hối cải, phạm tội do hoàn cảnh và chỉ là nạn nhân của vụ án” – Một luật sư khác đã bày tỏ quan điểm.