“Xét cả tiêu chí sản xuất công nghiệp 2 lít rượu nếp thành phẩm không thể có giá ngang bằng một chai nước khoáng cùng loại được. Chính điều này khi áp vào sự việc liên tiếp có người trên địa bàn phải nhập viện, thậm chí đã tử vong vì ngộ độc rượu nên một kế hoạch triệt phá nhánh chóng được đưa ra”, ông Vũ Xuân Diện, thường trực ban toàn thực phẩm của tỉnh Quảng Ninh đã chia sẻ với Dân Việt.
Xử trí tinh tế
Ông Vũ Xuân Diện cho biết, trong buổi chiều 2.12, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả và bệnh viện Đa khoa tỉnh thông báo liên tiếp có 5 bệnh nhận nhập viện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…, 1 người đã tử vong trước khi đến bệnh viện.
Tất cả các trường trên đều
kể lại cho biết trước khi nhập viện đã mua cùng 1 loại Rượu nếp 29 Hà Nội về uống.
Xác định được triệu chứng người bệnh là do uống phải rượu chứa lượng methanol lớn
nên lực lượng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm được huy động toàn bộ để chia
làm 4 nhóm 2 nhóm trực tiếp đến bệnh viện để nắm bắt tình hình từ nạn nhân, 2
nhóm tiếp theo phối hợp ngay các trung tâm y tế cơ sở đến ngay nơi các nạn nhân
đã uống rượu lấy mẫu trong vỏ.
Đồng thời khoanh vùng nơi các nạn nhân đã đến mua rượu để thu mua 1 số chai về làm xét nghiệm. Đến chiều 4.12, bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục thông báo việc có 2 người đưa vào viện, một người đã tử vong do uống cùng loại rượu trên. Trong ngày cũng ghi nhận tất cả 4 trong 7 nạn nhận nhập viện trước đó đã tử vong.
Trong buổi tối cùng ngày các mẫu
lấy từ trong vỏ chai rượu còn lại và mẫu ở các quán nạn nhân mua về thuộc lô sản
xuất 12.10.2013 đều xét nghiệm cho kết quả dương tính với methanol với nồng độ
cao vượt ngưỡng cho phép đến 2.000 lần.
Sáng 5.12, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Quảng Ninh do ông Vũ Xuân Diện chủ trì đã tổ chức cuộc họp khẩn gồm: Sở y tế, Chi Cục quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Sở Công thương, Chi cục quản lý thị trường, cảnh sát môi trường, trung tâm y tế Hạ Long và Cẩm Phả tham dự.
Sau khi phân tích rõ ràng nguyên nhân cũng như các phương án triển khai, các lực lượng đã đồng loạt ra quân bất ngờ ập đến tất cả các điểm kiểm tra và lập biển bản niêm phong tất cả các mặt hàng rượu này trên tất cả 16 huyện thị của tỉnh.
Khoảng 12h cùng ngày, tại tổng đại
phân phối rượu nếp 29 Hà Nội ở Quảng Ninh đặt trong Công ty CP kỹ nghệ thực phẩm
Thái Lan (tổ 65, khu 6, phường Hà Khẩu, TP.Hạ Long), Dân Việt ghi nhận mọi hành
động của đoàn kiểm tra tiếp cận làm việc với người phụ trách đại lý và kho chứa
rượu diễn ra rất khẩn trương.
Việc test mẫu nhanh và lập biên bản niêm phong mặt hàng này hoàn tất chỉ trong khoảng 30 phút. Tính đến trưa ngày 6.12, lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ hơn 4.000 can ghi lô sản xuất ngày 12.10.2013 và hơn 2.000 can rượu lô ngày sản xuất khác.
Đến 16 giờ, tất các mẫu đưa về được đưa vào phòng thí nghiệm tiến hành phân tích. Ngay trong đêm kết quả đã thu được là toàn bộ các mẫu Rượu nếp 29 Hà Nội lô 12.10 đều dương tính, chứa nồng độ methanol vượt quá quy định gần gấp 2.000 lần.
Từ báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, chiều cùng ngày, 5.12, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Chi cục ATVSTP Hà Nội và Phòng Y tế Q.Long Biên kiểm tra đột xuất tại Cty cổ phần XNK 29 Hà Nội (số 40 phố Vũ Xuân Thiều - Sài Đồng - Long Biên) đã phát hiện nhiều sai phạm tại Công ty này.
Sau khi lấy mẫu từ công ty này về thí nghiệm, đêm hôm qua (6.12) Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cũng đã xác định: Sản phẩm “Rượu Nếp 29 Hà nội” do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội sản xuất ngày 12.10.2013 bán trên toàn quốc đều chứa hàm lượng methanol cao.
Rượu nếp 29 Hà Nội = chai nước khoáng
“Ngay khi sự việc ban đầu xảy ra, tôi đã dò được
ngay thông tin giá đại lý nhập rượu về chỉ 19,5 nghìn đồng bán ra các cửa hàng 22
nghìn, cùng với giá thực tế các nạn nhân mua từ 27 đến 35 nghìn đồng/can 2 lít, tôi đã đặt ra nhiều câu hỏi liệu có một công nghệ hiện đại nào đó có thể nấu rượu
đạt siêu năng suất để vượt qua chi phí nguyên liệu, chi phí đầu tư dây chuyền sản
xuất, bao bì, nhân công, vận chuyển … Suy nghĩ của tôi được rõ hơn khi hỏi một
người từng nấu rượu có nhiều kinh nghiệm.
Theo người này thì việc nấu rượu bằng
thủ công thì việc sản xuất chỉ cần đầu tư một chiếc nồi nấu ban đầu, việc quan
trọng nhất đều tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu là gạo (nếp hay tẻ), sắn, ngô,
khoai mua ngoài thị trường mua về nấu. Nói riêng về loại rượu nếp chị phân
tích, giá gạo nếp bán trên thị trường hiện nay giao động từ khoảng 18 đến 25/kg.
Bình thường cứ 10 kg gạo nấu ra được được 6 đến 7 lít rượu có nồng độ từ 38 đến
42 độ.
Trừ tiền mua gạo, men, củi lửa… giá thành bán ra ngoài giao động từ khoảng 50 đến 60 nghìn đồng/lít. Như vậy, áp với một đơn vị có dây chuyền sản xuất có cách sáng chế như thế nào cũng không thể vượt được gần gấp 3 lần bán ra thị trường trong khi phải tốn kém rất nhiều chi phí như đầu tư xưởng, dây chuyền, nguyên liệu, bao bì, nhân công và vận chuyển… Đây chính là câu hỏi gửi đến Công ty CP xuất nhập khẩu 29 Hà Nội phải trả lời đầy đủ cho Cục an toàn thực phẩm và các nạn nhân đã từng sử dụng rượu của công ty này”, ông Vũ Xuân Diện nói thêm.