Theo phản ánh của Bộ NNPTNT, từ năm 2011, do thị trường thu hẹp, giá cả giảm sút, trong khi đó trong nước chưa có kênh tiêu thụ riêng, các sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP bị thương lái ép giá.
Trong khi đó, để áp dụng GlobalGAP người dân phải tuân thủ hơn 250 tiêu chí, cộng với tiền trả chứng nhận (khoảng 3.000 – 5.000 USD) cho mỗi một mô hình, tùy diện tích. Do chi phí quá lớn, nên các địa phương không không tiếp tục hỗ trợ cho người nông dân, đã dẫn đến việc có nhiều hộ xin ra khỏi GAP.
Theo Bộ NNPTNT, để thực hiện tốt việc hỗ trợ nông dân và tổ chức tiêu thụ sản phẩm an toàn, ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Y tế phối hợp từng bước tạo lập thị trường tiêu thị sản phẩm an toàn ở trong nước. Trước mắt, cần quy định bắt buộc một số khu vực (siêu thị, nhà hàng, khách sạn…) phải tiêu thụ sản phẩm an toàn, có địa chỉ, có nguồn gốc, tiến tới bắt buộc tất cả các đối tượng khác buôn bán, kinh doanh trên thị trường, tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng, tăng sức mua, thức đẩy sản xuất phát triển.
Theo Bộ NNPTNT, hiện có các mô hình ứng dụng GAP thành công như: VietGAP rau, quả, chè, lúa, cà phê với gần 70.000ha sản xuất theo GAP, hoặc theo hướng GAP, trong đó GlobalGAP có khoảng 465ha.
Việt Tùng