Dân Việt

Ngăn ngừa cơn hen tái phát

19/03/2013 10:44 GMT+7
Dân Việt - Hen phế quản không phải là bệnh điều trị một lần rồi khỏi mãi mãi. Nó có thể xảy ra liên tục, hoặc bẵng đi một thời gian dài chừng 10-20 năm không bị lại. Nhưng chắc chắn, nó có thể xảy ra lần thứ hai nếu bạn đã có lần thứ nhất.

Đã có 1 thì ắt có 2

Hen phế quản là bệnh co thắt co trong đường thở. Đường thở, được gọi là khí phế quản, có hình dạng ống. Khi bị cơ bao quanh co thắt lại, chúng bị nghẹt và không thể có không khí lưu thông. Chúng ta bị cơn khó thở cấp tính do hen phế quản gây ra.

Bệnh hen phế quản là bệnh dị ứng. Dị ứng có thể là nội sinh hay ngoại sinh nhưng dù là như nào thì cơ thể bạn đã mẫn cảm hay là quá nhạy cảm với một tác nhân nào đó. Sự mẫn cảm quá mức này dẫn đến gây ra hàng loạt phản ứng viêm không cần thiết và có hại nhiều hơn là có lợi.

img
Tránh lạnh là việc đầu tiên cần làm để ngăn bệnh hen tái phát. Ảnh minh họa

Sự quá nhạy cảm này là do chính cơ thể của bạn. Nó được coi là sự nhận biết nhầm của hệ miễn dịch và không thể bị mất đi một sớm một ngày. Do vậy nếu như bạn đã bị hen lần một thì chắc chắn bạn sẽ có lần thứ hai. Bệnh sẽ khởi phát khi hệ miễn dịch đang hoạt động nhầm lẫn nghiêm trọng với hoạt tính quá mạnh. Nhưng nó cũng sẽ tạm thời lui nếu như hệ miễn dịch bình ổn và không hoạt hóa quá mức.

Cách ngăn quay lại

Như đã nói ở trên, bạn không thể cắt bỏ hen mãi mãi, nhất là những người có cơ địa dị ứng và hen thuộc dạng dị ứng nội sinh (từ bên trong cơ thể). Chìa khóa ở đây đó là ngăn chặn các tác nhân dị ứng, không cho tiếp xúc với cơ thể.

Vì một thực tế chúng ta không thể thay đổi cấu trúc cơ thể của chúng. Cho nên bạn không thể nào thay đổi được đặc điểm hệ miễn dịch bạn có. Bạn chỉ có thể bình ổn tạm thời và thay đổi hoạt tính của mà thôi.

Do vậy, vấn đề ngăn chặn tác nhân được coi là vấn đề chìa khóa.

Chúng ta có thể làm gì? Những biện pháp sau rất có ích cho người bệnh hen.

- Tránh lạnh là việc đầu tiên cần làm. Lạnh là một tác nhân làm đồng thuận cho cơn hen xảy ra. Lạnh làm viêm tạm thời bề mặt được hô hấp. Từ phản ứng viêm không đặc hiệu này, các chất trung gian phản ứng được giải phóng và nó kích hoạt hệ miễn dịch trở nên quá nhạy cảm. Từ đó cơn hen có thể xảy ra ngay khi có tác nhân kích thích

Tránh lạnh như nào? Khi ngủ ban đêm bạn không nên mở cửa sổ, ô thoáng hay những vị trí thông gió quá lớn. Bạn cũng không nên bố trí giường nằm ngay vị trí cửa ra vào hay cửa sổ vì nguy cơ bạn bị nhiễm lạnh rất lớn.

Lúc sáng sớm, bạn không nên ra khỏi nhà ngay lập tức với những gia đình mà công trình vệ sinh nằm cách biệt với nhà ở chính. Nên ra khỏi nhà sau khi đã làm ấm cơ thể.

- Tránh những tác nhân gây dị ứng. Trong gia đình, tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất đó là lông động vật nuôi trong nhà như chó mèo, hoa và phấn hoa như phấn hoa ly, hoa huệ, các bụi bông, bụi mạt từ các đồ vật bằng vải.

Do đó nhà có người bệnh hen thì không nên nuôi chó mèo hay những thứ tương tự thé. Bạn cũng không nên cắm các loại hoa mà phấn hoa dễ bay ra nhà. Các đồ vật dụng bằng bông nên bọc lại và phải có vải che phủ. Khi quét nhà tránh để bụi làm bay tứ tung trong nhà. Không nên để tích tụ quần áo bẩn quá lâu mà không vệ sinh.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để tránh những động vật chân đốt nhỏ có thể gây ra hen như mạt bông, mạt vải.

- Khi ra đường bạn nhất thiết phải đeo khẩu trang vì như thế chúng ta có thể tránh được các nguy cơ nhiễm bụi từ môi trường. Đặc biệt lưu ý tránh bụi kim loại, bụi sơn vì những bụi này có hoạt tính gây dị ứng cao.

- Không sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bạn. Điều này chỉ có bạn mới biết và bạn mới lên được danh sách tránh xa. Những thực phẩm này không trực tiếp gây cơn hen nhưng nó kích thích cho con hen dễ xảy ra sau đó.