Chi phí cải tạo đất cao, rủi ro bệnh hại lớn… đang là những lực cản lớn trong việc đảm bảo năng suất, chất lượng cà phê Tây Nguyên.
Cà phê tái canh tỷ lệ sống thấp
Huyện Cư Mgar, có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Đăk Lăk: Trong tổng diện tích hơn 36 nghìn ha cà phê, có tới 20 nghìn ha cà phê đã ở độ tuổi 25, hiệu quả kinh doanh thấp. Ông Trương Văn Chỉ - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Mgar, tỉnh Đăk Lăk cho rằng: “Tái canh cà phê đang là việc làm cần thiết, vừa mang tính cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài, nhưng đây lại là vấn đề nan giải đối với địa phương”.
Vườn cà phê tái canh của ông Nguyễn Hồng Minh, ở thôn 7, xã Ea B hốc, huyện Chư Quynh sau khi sử dụng chế phẩm Thanh Hà. |
Để hiểu rõ những nan giải mà ông Chỉ đề cập, chúng tôi đi thăm nhiều mô hình tái canh, như nhà Ama Xoan ở xã Chư MGar, nhà ông Nguyễn Văn Hóa ở xã Quảng tiến… tỷ lệ cây sống năm thứ tư chỉ đạt 20%. Các hộ dân phải dựa vào hoa màu trồng trong vườn là chính, cà phê không thu được bao nhiêu. Các mô hình khác, ở năm thứ 2, thứ 3, tỷ lệ chết cũng đã lên tới 30 hoặc 50%. Đây cũng là thực trạng chung của toàn huyện.
Ông Phạm Trí Thức – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chư Mgar cho biết: “Thực tế trên địa bàn huyện, chúng tôi đã điều tra ở tất cả các xã, thị trấn thì việc tái canh cà phê thất bại từ 60 - 70%. Đại đa số vườn cây tái canh chỉ sinh trưởng tốt đến năm thứ 3, sau đó tàn lụi dần”.
Bệnh già khó tránh
Theo thống kê của Viện Khoa học nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, trong số hơn 450 nghìn ha cà phê của khu vực hiện đã có khoảng 100 nghìn ha bị già cỗi (hơn 20 năm tuổi), năng suất dưới 1 tấn rưỡi/ha, không có khả năng phục hồi hay ghép cải tạo. Dự tính, đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực này cũng sẽ lâm vào tình trạng tương tự, đòi hỏi phải nhổ bỏ để trồng lại (gọi là tái canh).
Theo tiến sĩ Lê Ngọc Báu (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu cà phê Tây Nguyên), thì việc tái canh cà phê ở đâu cũng khó như nhau, với nguồn sâu bệnh tích lũy trong đất qua mấy chục năm canh tác. Nguy hiểm nhất trong số này là tuyến trùng hại rễ.
Theo tiến sĩ Báu, để trồng lại vườn cà phê có hiệu quả thì phải để đất nghỉ không canh tác ít nhất từ 4 - 6 năm và chỉ được trồng các loại cây họ đậu; vấn đề đặt ra là đậu có giá trị kinh tế thấp, mỗi hécta chỉ được tối đa 35 triệu đồng/1 năm, không nuôi nổi nhà nông trong thời buổi thóc cao gạo kém này. Ngay cả các doanh nghiệp, cũng chỉ dám chuyển đổi dưới 100ha. Kế hoạch chuyển đổi cho năm 2015 đã phải hoãn tới sau năm 2020, cũng là vì không chịu nổi chi phí cho 4 - 6 năm, vừa để đất nghỉ, vừa để kiến thiết cơ bản vườn cây.
Thanh Hà và việc tìm “thuốc” cho cây cà phê
Đồng hành với nhà nông tái canh cà phê trong mấy năm qua, ông Nguyễn Anh Kết- Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh Hà cho biết: Mấu chốt của việc tái canh cà phê là phải giảm được thời gian đất nghỉ, mà vẫn đảm bảo an toàn vườn cây trước nguy cơ bệnh hại. Theo ông Kết, tất cả những vùng đất đã trồng cà phê, ít hay nhiều đều có tuyến trùng gây bệnh, nên việc rút ngắn thời gian nghỉ của đất lại càng khó, cần có giải pháp riêng: Vừa nâng cao sức đề kháng của cây, vừa ức chế sự phát triển của mầm bệnh.
Để thực hiện ý tưởng này, Công ty Thanh Hà đã đưa các chế phẩm sinh học của mình, như A-H; N-H ứng dụng vào các vườn tái canh ở một số huyện như Krông Buk, Chư MNgar, Krông Pách, Chư Quynh và Ea Kar. Kết quả cho thấy, tại thôn 7, xã Ea Bhốc, huyện Chư Quynh, ông Nguyễn Hồng Minh sử dụng chế phẩm sinh học A-H; N-H cho 4 sào cà phê tái canh đang bị vàng lá. Sau hơn 1 năm, vườn cà phê của ông đã đẹp đều, cho thu hoạch vụ bói với năng suất gần 2 tạ/sào.
Tương tự trường hợp của ông Minh là ông Vương Đức Hợi (thôn 8, xã Cưni, huyện Ea Kar). Ông Hợi tái canh 1ha cà phê. Năm đầu tiên tái canh, cà phát triển tốt nhưng 2 năm sau vườn cà tái canh bắt đầu vàng lá. “Tôi nhổ thử lên thì rễ cây bị cong lên, không bám được vào đất. Các anh bên nông nghiệp bảo do tôi không luân canh, đất nhiễm tuyến trùng gây nên. Sau khi dùng N-H; A-H của Công ty Thanh Hà thì bệnh long gốc, vàng lá của cây cà phê chấm dứt, vườn cà phê đã xanh tốt trở lại. Sang năm, gia đình tôi sẽ được thu hoạch lứa cà phê tái canh đầu tiên”- ông Hợi cho biết.
Không chỉ dùng chế phẩm của mình cho các vườn cà phê tái canh, Thanh Hà còn dùng để kéo dài tuổi thọ các vườn cây và đều cho kết quả rất tốt. Và những thử nghiệm này của Thanh Hà đều có sự kết hợp với các đơn vị khuyến nông cơ sở, nhằm đánh giá kết quả thật khách quan.
Qua thực tế hơn 1 năm dùng các chế phẩm của Thanh Hà tại các vườn cà phê già cỗi trong huyện, ông Trương Văn Cao - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Krông Pách cho biết: Về lâu dài, tất nhiên vẫn phải tái canh, nhưng trước mắt hiệu quả ban đầu ở các mô hình áp dụng chế phẩm sinh học N-H; A-H của Công ty Thanh Hà để kéo dài vườn cà già cỗi là rất khả quan. Chúng tôi đang triển khai nhân rộng. Chế phẩm sinh học N-H; A-H của Công ty Thanh Hà, với những hiệu quả bước đầu rất rõ ràng của nó, nếu được kiểm chứng và nhân rộng, sẽ tháo gỡ một phần quan trọng những bế tắc của việc tái canh cà phê, đảm bảo sự bền vững lâu dài của loại cây đã gắn bó hơn nửa thế kỷ, làm nên một phần quan trọng trong hương sắc của cao nguyên bazan.
Các chế phẩm của Công ty cổ phần Thanh Hà không chỉ thích hợp cho cây cà phê mà có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác như lúa, hồ tiêu… Đây là sản phẩm công nghệ cao, thân thiện với môi trường và giá thành không quá đắt đã mở thêm cơ hội cho bà con nông dân trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cho canh tác của gia đình.
Quang Tạo - Thế Thắng