Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng tôm chết có liên quan chặt với việc sử dụng thuốc diệt giáp xác chứa chất Cypermethrin.
Nhiều đầm tôm của nông dân ĐBSCL đã chết trắng |
Tuy đã xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để khống chế dịch bệnh. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo – Viện trưởng Viện Nuôi trồng Thủy sản II thông tin: “Đây là chất vẫn được phép lưu hành của Bộ NNPTNT nên người nuôi thường sử dụng trong quá trình xử lý ao để diệt giáp xác. Trong khi đó, ở Thái Lan đã cấm sử dụng chất này trong nuôi tôm từ 20 năm trước và hầu hết các nước khác đều không sử dụng chất này trong quá trình xử lý ao”.
Theo tiến sĩ Hảo, hiện nay giải pháp chủ yếu là người nuôi tôm cần có ao lắng xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi thông qua túi lọc nhằm hạn chế cá tạp vào ao nuôi. Xét nghiệm nguồn con giống trước khi thả nuôi. Có thể ương tôm giống khoảng 2 – 3 tuần đạt kích cỡ nhất định mới đưa vào ao nuôi. Chú ý đến mật độ nuôi liên quan đến quạt nước cung cấp đủ oxy cho ao nuôi. Nuôi quy mô hộ gia đình, nên thả nuôi với mật độ 10 – 20 con/m2. Đồng thời không sử dụng các loại thuốc diệt giáp xác có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ao nuôi.
Hoàng Mai