Biểu hiện lâm sàng của ba trường hợp này đều xuất hiện triệu chứng viêm đường hô hấp như sốt, ho ở giai đoạn đầu, sau đó diễn biến thành viêm phổi nghiêm trọng và khó thở. H7N9 là chủng virus cúm gia cầm lây sang người lần đầu đầu tiên được phát hiện trên thế giới.
Theo TS Phan Trọng Lân - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, từ năm 2003, cúm A H5N1 đã lây sang hơn 600 người trong đó hơn 370 người tử vong, tỷ lệ tử vong lên đến 60%. Còn đối với chủng mới H7N9 mới phát hiện ở chim trời, đây là lần đầu tiên lây sang người đã gây tử vong 2/3 trường hợp nhiễm.
Tuy nhiên, cần phải có thêm cần phải có nghiên cứu sâu hơn để đo được độc lực. Nhưng các virus cúm gia cầm có đặc tính chung là biến đổi cao, nếu nó phát triển thành độc lực lây từ người sang người thì sẽ trở thành đại dịch. Vì thế, người dân nên đề cao cảnh giác, không nên sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, nếu phát hiện gia cầm chết bất thường cần phải báo cho cán bộ thú y để kiểm soát.
Người dân nếu mắc cúm mà có tiền sử liên quan đến gia cầm bị bệnh thì nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Trước thông tin tử vong do cúm H7N9, Bộ Y tế cũng đã tăng cường các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới, hệ thống giám sát dịch trong nước tăng cường giám sát, kịp thời các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus H7N9.
Theo đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, virus này vẫn được biết đến là virus đặc dị trên gia cầm, rất hiếm gặp gây bệnh trên người. Việc giám sát sẽ được triển khai tại các cửa khẩu, các bệnh viện khi xuất hiện các ca bệnh viêm đường hô hấp có dấu hiệu bất thường: Sốt cao, bệnh cảnh diễn biến nhanh; sốt cao chuyển viêm phổi, suy hô hấp, suy đa tạng); Hình ảnh Xquang thấy có tổn thương lan tỏa nhanh.
Hiện tại các Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đang là đầu mối của giám sát cúm trọng điểm quốc gia, đảm bảo nhân lực và điều kiện cho phép khẳng định độc lực của virus này khi xét nghiệm bệnh phẩm (nếu có).
Tuấn Kiệt