Hộ chăn nuôi tại Hà Tĩnh như ngồi trên đống lửa. |
Theo báo cáo của ngành Thú y tỉnh Thanh Hoá, dù chưa chính thức xuất hiện dịch nhưng đầu năm đến nay, đã xảy ra hiện tượng lợn ốm tại xã Yên Trường và Yên Lâm, huyện Yên Định, với số lượng 53 con, thị xã Bỉm Sơn có 69 con.
Sau khi phát hiện, ngành chức năng đã tiến hành tiêu huỷ để tránh lây lan trên diện rộng. Đề phòng nguy cơ xảy ra dịch, Thanh Hoá đã thành lập tạm thời 5 chốt kiểm dịch động vật liên ngành, ngoài ra để khuyến khích người dân phát hiện, báo dịch nhanh, UBND tỉnh thống nhất "thưởng nóng" cho mỗi tin báo dịch chính xác là 50.000 đồng. Tiến hành kiểm soát các điểm giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ thịt lợn, các sản phẩm từ lợn hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh.
* Ngay khi có tin dịch bệnh tai xanh xảy ra tại Nghệ An, ông Trần Hùng- Trưởng phòng Kiểm dịch động vật (Chi cục Thú y Hà Tĩnh) cho biết: Tỉnh đã triển khai lập 4 chốt kiểm dịch chính trên hai trục đường giao thông quan trọng gồm tuyến Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh để ngăn không cho dịch từ Nghệ An tràn vào địa bàn. Tuy nhiên do hám lợi nên việc bán chạy gia súc mắc bệnh từ các tỉnh có dịch, vào địa bàn Hà Tĩnh là không ít.
* Chiều 7 - 5, UBND thành phố Hà Nội đã có Công điện khẩn yêu cầu Chủ tịch các quận, huyện, thị xã trên địa bàn phải thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch lợn tai xanh để tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch có hiệu quả.
Đặc biệt, UBND thành phố yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT nghiêm túc xử lý các cán bộ thú y từ thành phố tới cơ sở nếu lơ là, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và không nắm được diễn biến dịch.
Bắc Giang công bố dịch
Theo Cục Thú y ngày 9 - 5, tỉnh Bắc Giang đã công bố dịch tai xanh trên địa bàn huyện Yên Dũng. Dịch đã xảy ra ở 124 hộ của 9 xã ở huyện Yên Dũng, làm 989 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy 115 con. Đến nay đã có 13 địa phương xuất hiện dịch tai xanh.
Hòa Bình
Hồng Đức - Hữu Anh - Nguyễn Thắng