Đây là 4 bí quyết để bạn đá bay nó khỏi cuộc sống của mình.
Hãy dùng tai, đừng dùng miệng
Nếu bạn thấy mình cứ lặp đi lặp lại một điệp khúc, hãy thử dừng lại. Theo Benjamin Karney, tiến sỹ và đồng giám đốc của Viện nghiên cứu Mối quan hệ tại Đại học California, Los Angeles cho hay: “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cặp vợ chồng không hạnh phúc thường có xu hướng lặp đi lặp lại chính mình trong sự tuyệt vọng không được lắng nghe, nó thực sự không hiệu quả. Họ nói chuyện căng thẳng với nhau thay vì đối thoại”.
Ảnh minh họa |
Đừng nói chuyện cá nhân
Trong sức nóng của cuộc tranh cãi, vỏ bọc mỗi người thường được cởi bỏ. Theo ghi chú của Rita DeMaria, tiến sỹ và giám đốc của Chương trình giáo dục Mối quan hệ tại Hội đồng Mối quan hệ ở Philadelphia, vấn đề ở đây là khi những lời nói xúc phạm tồi tệ bắt đầu xuất hiện và cảm giác bị tổn thương xâm chiếm, sẽ chả giải quyết được vấn đề gì.
Ngoài ra, cũng theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Chicago, bộ não của chúng ta đã hình thành “thành kiến tiêu cực” gây ra cho ta phản ứng mạnh hơn trước những tin tức không vui. Tại sao ư? Trở lại thời kỳ thượng cố, sự tồn tại của loài người phụ thuộc vào khả năng thích nghi với sự nguy hiểm, vì vậy não bộ phát triển hệ thống bảo vệ giúp ta không thể không bỏ qua cái xấu.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của lời nói. Nhớ rằng mục tiêu ở đây là không làm phật lòng nhau, đây là cách để giải quyết vấn đề. Vì vậy, thay vì kêu lên rằng: “Anh quá lười biếng!” hãy nói với anh ta về các hành động của anh ấy đã ảnh hưởng tới bạn như thế nào. Hay có thể thử: “Tôi quá mệt mỏi với việc lên kế hoạch mọi thứ cho chúng ta và mong muốn anh đôi khi hãy thực hiện nó”.
Dừng việc cố gắng chỉ ra ai là người thắng cuộc
Với cuộc tranh cãi của những cặp tình nhân, chiến thắng không được công khai khi một trong hai người hoa mắt trở về phòng ngủ, ôm chặt lấy trái tim bị tổn thương trên tay. Karney cho biết “Con người thường chú trọng ai đúng mà xao nhãng việc tìm kiếm hướng giải quyết. Xung đột được giải quyết nhanh chóng và thành công hơn khi không bên nào cảm thấy bắt buộc phải tuyên bố “Thấy chưa? Tôi đúng!”.
Trước hết, hãy tìm kiếm điểm chung của cả hai (thậm chí đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng: có thể bạn sẽ bất thường gửi cho anh ấy nhiều đoạn văn bản trong khi anh ấy ra ngoài với bạn bè). Sau đó, hãy tập trung tìm kiếm một chính sách ôn hòa. Ví dụ, hãy nói “ Em biết là sẽ làm phiền anh khi em bỏ bom anh một loạt tin nhắn, nhưng em sẽ rất lo lắng khi anh mất cả đời để trả lời. Hãy tìm cách để giải quyết việc này để cả hai ta đều thoải mái hơn”. Bằng cách này, sự đối đầu sẽ bớt căng thẳng hơn nhiều.
Hãy nhớ các bạn là một cặp
Chúng ta biết rằng đây là một yêu cầu cao, nhưng theo một nghiên cứu được phát hành trên tạp chí Kết hôn và Gia đình, nếu bạn có thể thể hiện những cảm xúc tích cực trong suốt cuộc tranh cãi, bạn sẽ có được mối quan hệ hài lòng hơn hai hay ba năm trên đường đời. Karney đã nói: “Khi các cặp đôi có thể giao tiếp gần gũi, yêu thương (như một cái chạm nhẹ lên cánh tay hay má), và thậm chí hài hước ở giữa cuộc tranh cãi, tác động của lời nói cay nghiệt sẽ được giảm đi. Các phản ứng tích cực cho thấy bạn sẽ vẫn thích và yêu nhau hơn, và bạn cũng tận tâm hơn với mối quan hệ của mình thậm chí cả khi ở thời điểm tồi tệ nhất.
Kết hợp một vài sự chọc ghẹo khôi hài
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học California tại Berkeley, các cặp đôi nhẹ nhàng trêu chọc nhau trong cuộc xung đột sẽ mở màn cảm giác yêu đương hơn khi cuộc tranh cãi cuối cùng qua đi. Bạn có thể đặt cho nhau những biệt danh hài hước hay pha trò tự coi thường mình. Chỉ cần tránh các bình luận có thể gây tổn thương tới cái tôi của bạn, chẳng hạn như những lời nhận xét tiêu cực về trí thông minh, vệ sinh cá nhân hoặc thói quen ngủ.
Nó dẫn tới việc: Ngay cả khi chàng trai của bạn thi thoảng có khả năng dồn bạn vào chân tường, đến cuối ngày bạn thực sự có cảm tình với sự làm cao này và nếu bạn có thể nhớ về điều này trong suốt những khoảnh khắc căng thẳng nhất với nhau, mối quan hệ của bạn sẽ vẫn còn mạnh mẽ.
Thiên Lý