Ông Nguyễn Mạnh Hùng |
Trao đổi về việc xử lý thông tin liên quan đến “đường dây tiêu thụ thịt lợn chết” theo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, ông Hùng cho biết: “Ngay sau khi báo đăng, chúng tôi đã họp và giao cho Chi cục Thú y cử cán bộ về địa phương nắm tình hình. Tuy nhiên, có thể bị “đánh động”, nên đoàn kiểm tra chưa thu thập được thông tin như báo đăng. Ngay sau khi Phó Chủ tịch nước chỉ đạo, Sở đã triển khai phương án vào cuộc ngay”.
Phương án mà Sở dự kiến sẽ làm như thế nào?
- Chúng tôi dự kiến sẽ thành lập 2 đoàn kiểm tra, do lãnh đạo Chi cục Thú y trực tiếp chỉ đạo. Ngày 7.6, chúng tôi đã đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Bình Lục để kiểm tra về tình hình dịch bệnh, an toàn vệ sinh môi trường, chăn nuôi, thú y. Ngày 8.6, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra các trang trại, đặc biệt là các trang nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam.
Như vậy, có nghĩa đoàn sẽ “bỏ qua” không kiểm tra các cơ sở, đầu nậu tiêu thụ và chế biến các sản phẩm từ thịt lợn chết, dịch?
- Không. Làm sao mà “bỏ qua” được. Khi kiểm tra các hộ dân, chúng tôi sẽ kiểm tra, trước tiên là kiểm tra một số hộ chuyên thu mua, tiêu thụ lợn chết như báo đã nêu. Nếu phát hiện, chúng tôi sẽ lập biên bản, tùy vào mức độ để xử lý, đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu rõ không tham gia tiêu thụ lợn chết, dịch.
Lợn chết vẫn được các trang trại “tuồn” bán ra ngoài cho các “đầu nậu” |
Đối với các trang trại nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam vi phạm việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh… dự kiến sẽ xử lý như thế nào thưa ông?
- Nếu kiểm tra phát hiện ra những sai phạm, thì cứ căn cứ vào các khung để xử lý thôi. Nhưng cái khó là nếu không phát hiện ra những sai phạm của trang trại thì cũng rất khó xử lý, vì thiếu căn cứ. Để xử lý được, cần phải làm rõ lợn chết nguyên nhân do dịch bệnh hay là chết vì nguyên nhân khác thì mới xử lý được.
Xin cảm ơn ông!
Việt Tùng (thực hiện)