Không chỉ các cô gái trẻ chưa chồng mà có nhiều phụ nữ đã yên bề gia thất con cái "đùm đề" cũng thích "tút" lại cho giống gái đôi mươi. Thậm chí có bệnh nhân đi phẫu thuật điều trị bệnh khác nhưng vì phải làm ngay "chỗ ấy" nên bác sĩ đã đề nghị "làm lại luôn cho đẹp như con gái".
Màng trinh không phải là tiết hạnh như nhiều người vẫn nghĩ |
Đẹp mà "cản trở" cũng như không
Vì đã..."tút" thì đâu phải hàng "zin" nên có những người gặp cảnh dở khóc dở cười.
Chị Nguyễn Dương Thu Tr. (phường 1, quận 3. TP.HCM) khi ngồi chờ khám ở phòng khám ngoài giờ, Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM đã chia sẻ "nỗi niềm trái ngang" của mình. Chị bị bệnh phình trực tràng nên phải phẫu thuật. Trước đó, chị được bác sĩ tư vấn rằng sẽ phẫu thuật qua ngã tự nhiên (âm đạo) của chị nên bác sĩ sẽ vá lại "chỗ ngàn vàng" giúp chị đẹp hơn. Chồng sẽ khen và mê tít cho coi vì chỗ ấy sẽ đẹp, nhỏ xíu như mấy em gái mới lớn. Chị gật đầu đồng ý và trăm sự nhờ bác sĩ.
Sau thời gian hậu phẫu, chị Thu Tr. rất tự tin và hồi hộp với kết quả mà bác sĩ đã "vẽ" cho chị trước đấy. Nhưng khổ nỗi, kết quả đi ngược lại với những gì chị mong muốn, cuộc mây mưa không thể bắt đầu được vì "cậu nhỏ" của ông xã chị không tài nào "lách vào cửa" được. Hì hục cả đêm nhưng... cả hai mệt phờ mà không "lâm trận" được.
Anh chồng bực mình vì tự nhiên vợ đi "tút" lại chỗ ấy mà không hỏi ý chồng, làm mất cả hứng. Chị vợ thì đau đớn với vết thương và hối hận vì đã làm ngược cái tự nhiên. Ông xã chị đã ra tối hậu thư: "Em đi làm lại như ngày xưa, hãy để theo sự tự nhiên của tạo hóa, anh không cần nhỏ hay đẹp gì cản, nếu không thì ly dị đấy".
Vì vậy, tranh thủ lúc ngoài giờ, chị đến bệnh viện để sửa chữa sai lầm "tút" lần một và mong là có kết quả tốt... như tự nhiên.
Màng trinh không phải tiết hạnh
TS.BS Lê Thị Thu Hà, Phó khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM cho biết, màng trinh chẳng qua là một màng cơ mỏng có vai trò làm lá chắn ngay bên ngoài âm đạo. Đối với quan niệm phong kiến, màng trinh còn nguyên chứng minh là người con gái còn trinh tiết.
Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, có khoảng 20-30% màng trinh giãn bẩm sinh và không gây chảy máu đêm tân hôn.
Việc vá trinh tuy không quan trọng về sinh lý, nhưng lại khá quan trọng về tâm lý. Một người đã lỡ lầm sẽ có cảm giác mặc cảm tự ti, nhất là khi sắp lập gia đình với một người khó tính hoặc có quan niệm hơi phong kiến.
Việc vá màng trinh trong trường hợp này mang lại sự tự tin cho người con gái. Song có một số người lạm dụng việc vá màng trinh vì mục đích không trong sáng thì việc vá màng trinh không còn ý nghĩa tốt đẹp nữa. TS.BS Thu Hà nhấn mạnh, vá màng trinh không phải là cách lấy lại sự trinh tiết.
Theo bác sĩ Hà, nếu một người quan hệ càng nhiều lần thì việc vá lại màng trinh không còn kết quả tốt nữa, giống như chiếc áo rách được vá lại nhiều lần. Vì đây là thủ thuật nên có thể xảy ra một số biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, hoặc nếu kỹ thuật làm không tốt có thể gây bít màng trinh về sau. Việc vá lại sẽ không phục hồi độ nhạy cảm thần kinh...
Lập lờ chuyện "tút" "cô bé"
Việc tút lại "cô bé" cũng là một nhu cầu làm đẹp của không ít chị em phụ nữ nên có nhiều nơi đã "lập lờ" để đánh lừa khách hàng giữa chuyện tút lại tầng sinh môn và vá... màng trinh. Nhưng thực chất là họ may tầng sinh môn cho những phụ nữ sinh con to, sinh đẻ nhiều lần. Thủ thuật này tiến hành rất nhanh vì đó chỉ là một tiểu phẫu nhỏ.
Sau khi gây tê hoặc mê nhẹ, các bác sĩ sẽ tiến hành việc nối những cơ vòng của ống âm đạo, làm chặt và nhỏ lại, cắt bỏ những phần da, thịt dư thừa của âm đạo, có thể làm cho người phụ nữ dễ kiểm soát các cơn co thắt âm đạo. Thời gian cho một cuộc giải phẫu và nghỉ ngơi khoảng vài tiếng là xong, không cần phải nhập viện.
Khi đi "tút" phải đợi sau khi sạch kinh, và xem đây như một vết thương sau sinh nở nên cũng phải kiêng cữ không quan hệ trong tháng đầu tiên, không mang vác nặng vì dễ làm nhiễm trùng vết thương, chảy máu.