Loại phân bón này nhằm giúp cho bà con nông dân giảm công chăm bón, tăng năng suất, tăng chất lượng lúa gạo, đảm bảo an toàn và cải thiện môi trường đồng ruộng.
Phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa có 2 loại: Phân NPK 6.11.2 chuyên dùng bón lót (6% N; 11% P2O5; 2% K2O; 15% SiO2; 20% CaO; 10% MgO; 2% S) và phân NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc (16% N; 5% P2O5; 17% K2O; 7% SiO2; 8% CaO; 5% MgO; 1% S), chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và các chất vi lượng Cu, Bo, Co, Mn, Mo, Zn với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 66 - 69%.
Bón phân ĐYT NPK chuyên dùng cho lúa, giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, ít sâu bệnh, giảm thuốc BVTV, năng suất cao, cải thiện độ chua của đất, hạn chế rong rêu, giảm lượng vôi bón ở chân ruộng chua, trũng.
Cách bón :
1. Bón lót :
- Đối với lúa cấy : Bón lúc bừa hoặc trước khi bừa lần cuối, cùng với phân chuồng để vùi sâu phân xuống dưới, sau đó để lắng đất, gạn bớt nước trong rồi mới cấy. Trường hợp nước lớn ruộng có bờ bao, nước không chảy vẫn bón bình thường, tránh không để chảy mất nước đục.
- Đối với lúa gieo sạ : Dùng phân ĐYT NPK 6.11.2 chuyên dùng bón lót + với phân chuồng bón ngay khi bừa chít trước khi lên luống gieo xạ.
Nếu không có phân chuồng thì bón tăng lượng phân ĐYT NPK chuyên dùng bón lót lên 2-3 kg/sào.
2. Bón thúc :
- Đối với lúa cấy : Bón sau cấy 7- 10 ngày, kết hợp cào cỏ sục bùn để giữ phân trong đất
- Đối với lúa gieo sạ : Khi cây lúa đẻ được 1- 2 nhánh. Cho nước láng đều mặt ruộng trước khi bón.
NTNN