Dân Việt

9X bỏ bằng đại học, kiếm bộn tiền từ phế liệu

Tiin 31/08/2013 06:56 GMT+7
Những công việc như làm móc khóa, gấu bông, son môi… thường là sở trường của các cô gái nhưng có những chàng trai cũng rất “tài hoa” đã và đang thành công trong lĩnh vực này.
Cùng là thế hệ 9X, vốn sẵn khéo tay, xuất phát điểm đều từ sự tình cờ với những mảnh vải vụn, ống hút, khúc gỗ bỏ đi, ba chàng trai Nguyễn Phương Nam, Đặng Ngọc Vinh, Đỗ Viết Tuấn nảy sinh niềm đam mê với những món đồ thủ công. Người bỏ học đại học, người cất bằng một góc để gắn bó với đồ thủ công. Họ đang là những bạn trẻ thành công trong lĩnh vực này.

Khởi nghiệp từ gấu bông


Tính đến nay, anh chàng Nguyễn Phương Nam (22 tuổi, quê Yên Bái) đã có hơn 5 năm theo công việc làm những món đồ thủ công từ phế liệu. Sản phẩm của Nam đa dạng từ thú nhồi bông, móc khóa, thiệp, đồ gổ cho đến mỹ phẩm son môi, tranh tường... Nam làm để kinh doanh nhưng chưa đủ, mục tiêu lớn nhất của Nam là trở thành một nghệ nhân trong lĩnh vực này.

Nguyễn Phương Nam, chàng trai quê Yên Bái quyết lập nghiệp, mua nhà ở Hà Nội qua công việc làm đồ handmade
Nguyễn Phương Nam, chàng trai quê Yên Bái quyết lập nghiệp, mua nhà ở Hà Nội qua công việc làm đồ handmade

Cách đây 5 năm, Nam đã học may vá để tạo nên một con gấu bông bằng vải dạ cho bạn mình tặng người yêu. Sau lần ấy,các bạn trong trường cấp 3 biết được đã liên tiếp đặt Nam làm gấu bông. Lên đại học, Nam tiếp tục làm sản phẩm đem bán. Hồi mới tập kinh doanh, có những dịp như Noel thi Nam lãi đến 8 triệu đồng.

Tiếp đà, Nam dùng mang xã hội bán sản phẩm với tên Nam Handmade Artist và mở một cửa hàng. Được một thời gian, Nam đóng cửa tiệm để nghiên cứu mẫu mã mới, và thực hiện dự án chia sẻ, hướng dẫn kỹ năng làm đồ thủ công cho giới trẻ. Nam sáng lập CLB Handmade Việt Nam và mở các lớp dạy làm đồ thủ công cho giới trẻ. Những lớp học làm son môi, nước hoa, thiệp, gối... đều đặn mở hàng tháng thu hút nhiều giới trẻ Hà thành tới học.

“Học một đằng, làm một nẻo”, tấm bằng ngành tài chính ngân hàng Nam cất sang một góc. Lý do chính theo Nam vì: “mình hoàn toàn coi handmade là một nghề có thể không chỉ nuôi sống mà con làm giàu được cho mình, hiện tại cuộc sống của mình khá ổn định từ công việc mình đeo đuổi rồi”. Ngoài ra, Nam cùng anh trai mở một công ty truyền thông chuyên nhận các dịch vụ tổ chức sự kiện tiệc cưới, trang trí quán cà phê…

"Kênh truyền hình" về handmade

Không chỉ mở các lớp học handmade như Phương Nam mà chàng trai Đỗ Viết Tuấn (22 tuổi, quê Thanh Hóa) còn mở hẳn một “kênh truyền hình” riêng về sản phẩm đó. TV show của Tuấn mang tên D.I.Y (Do it youself) let’s go phát định kỳ tháng một số trên Youtube.

Lớp học của Phương Nam
Lớp học của Phương Nam

Là một chương trình với ba dễ : dễ làm, dễ tìm kiếm và dễ hiểu” cho người xem muốn tìm hiểu, làm đồ handmade. Bỏ tiền làm thêm, bán đồ handmade mua máy quay, theo phụ đoàn làm phim, học quay phim… bằng nhiều cách Tuấn tiếp cận để làm TV show cho mình. Và TV show D.I.Y số đầu tiên ra mắt tháng 2/2012 với chủ đề về Valentine. Mỗi tháng mỗi số xoay quanh các chuyên mục: hướng dẫn làm, giao lưu với nhân vật, và các tin tức về các buổi họp nhóm, hội chợ handmade…

Ngoài ra Tuấn cùng bạn bè tổ chức thêm các hội chợ, lớp học làm đồ thủ công ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Hiện tại, thành quả mới nhất trong công việc của Tuấn cùng bạn bè ra mắt tập sách Sắc màu hoa handmadehướng dẫn tỉ mỉ và chi tiết cách làm hoa bằng giấy, bằng vải nỉ, vải, len, lá khô... Dự định sắp tới của Tuấn là tiếp tục phát triển D.I.Y với quy mô lớn hơn bằng cách kết hợp với các đài AVG và YanTV, tổ chức chương trình "tour handmade" ở các trường đại học.

Đỗ Viết Tuấn chấp nhận bỏ ĐH Luật Hà Nội để theo đuổi đam mê với handmade của mình
Đỗ Viết Tuấn chấp nhận bỏ ĐH Luật Hà Nội để theo đuổi đam mê với handmade của mình

“Qua những gì đang làm, mình muốn ai thích đồ thủ công đều tự học làm được. Hơn nữa cũng để mọi người thấy giá trị của nó. Nhiều người cứ nghĩ đồ handmade là rẻ tiền nhưng thực chất làm ra sản phẩm rất công phu, đòi hỏi sáng tạo cao”, Tuấn chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ biết và thích đồ handmade hơn qua nhiều hoạt động của Tuấn. Để có được thành quả như hôm nay, Tuấn từng phải đi đến quyết định bỏ ĐH Luật Hà Nội khi đang học năm thứ 2, vào Sài Gòn lập nghiệp. Lăn lộn đủ công việc, chàng trai xứ Thanh dừng chân với đam mê làm các món đồ thủ công và biến thành một nghề nghiệp cho riêng mình.

"Đại gia bút chì"

Không làm nhiều sản phẩm thủ công như Nam, Tuấn mà chỉ tập trung duy nhất vào bút chì, chàng trai Đặng Ngọc Vình (22 tuổi, sinh viên năm 4, ĐH Hutech) đã tạo được một thương hiệu riêng mang tên “Đại gia bút chì”. Gọi như vậy bởi Vinh có rất nhiều bút chì, là một phần cuộc sống của Vinh. Anh chàng được cha mẹ dành một một xưởng gia công bút chì trong căn nhà mình.

Lớp học thủ công và ekip thực hiện TV show của Viết Tuấn
Lớp học thủ công và ekip thực hiện TV show của Viết Tuấn

Từ lúc nhỏ, Vinh hay nhặt những món đồ cũ như gỗ vụn, ván ép mang về sửa chữa, “chế” lại làm đồ chơi. Vinh kể: “Học lớp 12, khi thấy những nhánh cây khô rụng trong sân trường, mình liền nghĩ đến chuyện làm thành những chiếc bút chì”. Nghĩ là làm, Vinh đục đẽo, cắt gọt, khoan một lỗ nhỏ giữa thân nhánh để cho ruột chì vào tạo ra những cây bút chì độc đáo.

img
"Đại gia bút chì" Đặng Ngọc Vinh bên xưởng bút chì của mình

Lên đại học Vinh bắt đầu tập kinh doanh bút chì tái chế. Thời gian đầu Vinh lề đường Nguyễn Văn Cừ, Q.5 và thường xuyên phải ôm đồ tháo chạy khi bị trật tự đường phố đuổi. Có lúc rất nản “trót” niềm đam mê bút chì đã giúp Vinh có thêm quyết tâm. Vinh chuyển sang bán hàng online. Nhờ đó công việc kinh doanh ngày càng khởi sắc, các sản phẩm độc đáo, giá mềm nên doanh số bán hàng của Vinh cứ tăng dần đều.

Chưa dừng lại ở bút chì tái chế, Vinh kêu gọi bạn bè tham gia và sáng tạo ra khung ảnh, chuông gió, đồng hồ bằng việc tái chế bìa thùng carton, đĩa CD bỏ, chai nhựa, sành sứ… Ngoài việc bán trực tuyến, Vinh còn nhận đơn đặt hàng của các tổ chức và các CLB môi trường. Sau khi giành giải nhất cuộc thi “Boom Idear” (Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh vì cộng đồng), Vinh lên kế hoạch kinh doanh để tạo công ăn việc làm cho những người khuyết tật. Ý mang tên “Green Heart”, với công việc chính là hướng dẫn cách tái chế các sản phẩm cho người khiếm thính trong CLB DRD.