Dân Việt

Bất lực với cây mai dương

13/07/2010 16:20 GMT+7
(Dân Việt) - Tình trạng phát tán, xâm lấn của cây mai dương đang ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống người dân tỉnh Thừa Thiên - Huế.
img
Cây mai dương xâm lấn nghiêm trọng ruộng đồng ở phường Thủy Phù, thị xã Hương Thủy .

"Sát thủ" trên đồng ruộng

Ông Phạm Văn Hy-Chủ tịch UBND xã Hương Văn, huyện Hương Trà- cho biết, cây mai dương đã xâm lấn tại hầu khắp bờ ruộng, bờ ao, triền sông, mương thủy lợi và các tuyến đường trên địa bàn xã. Ở nhiều thôn, loại cây này xâm lấn vào tận vườn dân. "Xã đã nhiều lần tổ chức diệt trừ nhưng càng diệt nó càng phát triển khủng khiếp hơn"- ông Hy nói. Tình trạng xâm lấn của cây mai dương đang xảy ra tại hầu khắp các địa phương của huyện Hương Trà.

img Loại cây này đã và đang làm cho đất nghèo dinh dưỡng, khiến hệ thực vật, động vật trong vùng bị hủy diệt, do nó chứa chất Mirnosin- loại axit amin gây độc với nhiều loài. Đặc biệt, khi chết, thân cây phân hủy tạo ra chất độc gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. img

Ông Nguyễn Hồ Vang - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền.

Địa phương có diện tích cây mai dương xâm lấn nhiều nhất tỉnh Thừa Thiên - Huế là thị xã Hương Thủy, với hơn 250ha. Tại các phường Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Phù…,

loại cây này đã lan vào ruộng vườn, hồ cá của dân rồi mọc như những vạt rừng, bao vây và quấn chết nhiều loại cây trồng khác. Với đặc điểm hạt của cây phát tán theo gió và nước dâng đến đâu cây mọc đến đó, nên diện tích loại cây này tăng gấp đôi sau mỗi năm trên địa bàn thị xã.

Tûúng tûå, taåi cac huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc và TP. Huế, tình trạng cây mai dương xâm lấn cũng xảy ra với mức độ khủng khiếp. Ông Hồ Vang - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho biết, cây mai dương đang ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

"Loại cây này đã và đang làm cho đất nghèo dinh dưỡng, khiến hệ thực vật, động vật trong vùng bị hủy diệt, do nó chứa chất Mirnosin - loại axit amin gây độc với nhiều loài. Đặc biệt, khi chết, thân cây phân hủy tạo ra chất độc gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng"- ông Vang giải thích.

Ra tay "nửa vời"

Người dân nhiều địa phương ở Thừa Thiên - Huế cũng đôi lần phối hợp với Sở TN&MT và ngành nông nghiệp diệt trừ cây mai dương nhưng vẫn không ngăn chặn được sự bùng phát, lấn chiếm của nó. Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh có triển khai dự án "Truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân về hiểm họa cây mai dương và các giải pháp diệt trừ", nhưng hiệu quả không đi đến đâu.

Nguyên nhân của tình trạng này là do việc tuyên truyền cũng như ra quân chỉ mang tính cục bộ và tự phát, đặc biệt là biện pháp diệt trừ thiếu tính khoa học. Do vậy, ở những khu vực được tổ chức diệt trừ, chỉ sau một thời gian ngắn loài cây này lại phát triển với mật độ dày đặc hơn.

Theo nhiều nhà chuyên môn, việc đối phó với hiểm họa cây mai dương ở Thừa Thiên- Huế mới chỉ dừng lại ở việc tỉnh ra văn bản chỉ đạo cấp dưới, nhưng sự chỉ đạo lại không đi liền với công tác kiểm tra và đôn đốc thực hiện. Vì vậy, hoạt động này còn mang tính đối phó, đánh trống bỏ dùi.

Trong khi đó, việc nghiên cứu để có biện pháp diệt trừ hiệu quả loại cây này vẫn chỉ nằm trên giấy. Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế tiếp tục có văn bản yêu cầu Sở KH&CN bố trí đề tài khoa học, nghiên cứu phương pháp ngăn chặn sự phát triển và diệt trừ cây mai dương hiệu quả. Nhưng theo ông Đỗ Nam- Giám đốc Sở KH&CN tỉnh - mặc dù Sở sẵn sàng ủng hộ việc triển khai các đề tài nghiên cứu về cách diệt trừ loại cây này, song vẫn chưa có cá nhân, tổ chức nào đề xuất đề tài (?).

Traái laåi, trao àöíi vúái NTNN, ông Nguyễn Việt Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh này cho rằng, việc thực hiện đề tài nghiên cứu không khó, khó là ở chỗ không có kinh phí để thực hiện đề tài. "Nhiều nhà khoa học muốn triển khai đề tài về lĩnh vực này nhưng do không có kinh phí hoặc kinh phí được cấp quá nhỏ giọt nên lực bất tòng tâm"- ông Hùng khẳng định.