Kèn Vuvuzela - sản phẩm được ưa chuộng nhất tại World Cup 2010. |
World Cup, Tây Ban Nha chẳng có tên tuổi gì. World Cup 2010 mới chỉ là lần đầu tiên Tây Ban Nha lọt được vào bán kết tại giải đấu lớn nhất hành tinh. Thế nhưng ngay ở lần đầu tiên ấy, họ đã đăng quang ngôi vô địch một cách thuyết phục sau chiến thắng nghẹt thở trước tuyển Hà Lan trong trận chung kết.
Nhưng chưa hết, đây cũng là lần đầu tiên mà một đội bóng thua ở trận đầu ra quân (thua Thụy Sĩ 0-1) lại có thể vô địch World Cup. Tây Ban Nha cũng là đội bóng châu Âu đầu tiên vô địch thế giới tại một kỳ World Cup được tổ chức bên ngoài lục địa này.
Đây cũng là một vòng chung kết hiếm hoi mà tất cả các ngôi sao được chờ đợi đều tịt ngòi hoặc không thể hiện được mình. Những Rooney, Torres, Messi, Ronaldo, Kaka… đều chỉ chơi dưới mức trung bình và phải về nước sớm trong sự thất vọng của quá nhiều người.
World Cup 2010 là một vòng chung kết rất lạ lùng khi nhân vật đáng chú ý nhất không phải một cầu thủ ngôi sao nào đó mà lại là một chú bạch tuộc. Chú bạch tuộc có tên Paul ở Viện Hải dương học của Đức này đã trở nên nổi tiếng nhờ “tài dự đoán siêu phàm” của mình.
Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ World Cup có một tiền đạo mặc áo số 3 - số áo vốn thường giành cho một hậu vệ cánh. Đó là Asamoa - chân sút số một của đội tuyển Ghana.
Đây là lần đầu tiên mà New Zealand có được điểm sau 2 lần tham dự World Cup. Không chỉ có thế, họ là đội bóng duy nhất của châu Đại Dương không thua trận nào trong lịch sử World Cup khi hòa cả 3 trận trước Italia, Slovakia và Paraguay.
Đây là lần đầu tiên mà FIFA không áp dụng việc chia đều danh hiệu vua phá lưới. Có tới 4 cầu thủ cùng ghi được tới 5 bàn thắng tại giải lần này là Sneijder (Hà Lan), Mueller (Đức), Villa (Tây Ban Nha), Forlan (Uruguay) và chiến thắng chung cuộc đã thuộc về chân sút trẻ của Đức nhờ sự vượt trội trong các thống kê về chỉ số phụ.
Đây cũng là một vòng chung kết rất đặc biệt khi nhắc tới nó là nhắc đến một sản phẩm truyền thống của Nam Phi, kèn Vuvuzela. Âm thanh của chiếc kèn này đã khiến không ít người phải điên đầu. Tuy nhiên có một điều lạ là nó lại cực kỳ được ưa chuộng tại các SVĐ và các CĐV của 32 đội đều chọn Vuvuzela làm công cụ để cổ vũ cho đội nhà.
Hoàng Anh