Dân Việt

Khi giang hồ rẽ lối trở thành... giám đốc

12/07/2012 19:00 GMT+7
(Dân Việt) - Vốn xuất thân “đầu trộm, đuôi cướp”, từng 4 lần bị kết án, 3 lần ngồi tù, 2 lần trốn trại, nhờ sự giúp đỡ của người thân cùng vòng tay rộng mở của xã hội, anh đã trở thành một giám đốc có tiếng ở xứ Kinh Bắc

Con người có số phận như tiểu thuyết ấy là Nguyễn Văn Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH Dương Công Huy có trụ sở tại phường Tiền An, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

img

Cậu ấm vào tù, trốn trại, vượt biên

15 tuổi đã “nhúng chàm” với tội danh trộm cắp tài sản công dân, đó là “vết nhơ” đầu tiên điểm vào cuộc đời Nguyễn Văn Mạnh. Vào dịp Tết năm 1989, do túng tiền tiêu, Mạnh và 2 người bạn đã lập “mưu” cho một vụ cướp. Vụ đó thành công, nhưng chỉ sau ít ngày khi tiêu xài hết số tiền cướp được thì cả bọn tra tay vào còng. Nhưng khi ấy tuổi đang còn vị thành niên, nên Mạnh chỉ bị tòa xử 12 tháng tù cho tại ngoại.

Thụ án tại Trại Kế (Bắc Giang), thấy Mạnh là người nhanh nhẹn, ban giám thị trại đã quyết định cho Mạnh xuống Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang để trông nom tù nhân đang điều trị những bệnh nan y. Chỉ được một vài ngày, cơ hội đến, Mạnh đã “tếch” luôn. Đúng một tuần lễ sống chui lủi, dặt dẹo ở khắp các xó xỉnh, một đêm mưa gió, Mạnh lẻn về nhà và lấy đi 180 lượng vàng của ông bà nội để trốn đi xa.

Lần “khoác” lên mình cái án thứ hai là vào năm 1992, do “khát” tiền, Mạnh đã tụ tập mấy người bạn cùng đến “hốt” một chiếu bạc trong thị xã. Khi chiếu bạc vừa tàn, Mạnh đã cùng đồng bọn chặn đường dùng dao uy hiếp, đám con bạc sợ hãi phải chìa tiền ra.

Nhưng cũng chỉ sau vài đêm, khi số tiền “xin được” vừa tiêu nhẵn thì Mạnh và đồng bọn lại rồng rắn đưa nhau vào tù. Lần này, Mạnh không thể nào thoát được với án 42 tháng tù giam. Thụ án tại Trại Kế (Bắc Giang), thấy Mạnh là người nhanh nhẹn, ban giám thị trại đã quyết định cho Mạnh xuống Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang để trông nom tù nhân đang điều trị những bệnh nan y.

Chỉ được một vài ngày, cơ hội đến, Mạnh đã “tếch” luôn. Đúng một tuần lễ sống chui lủi, dặt dẹo ở khắp các xó xỉnh, một đêm mưa gió, Mạnh lẻn về nhà và lấy đi 180 lượng vàng của ông bà nội để trốn đi xa.

Ra Móng Cái, Mạnh bỏ hơn 50 lượng vàng mua tàu đánh cá để vượt biên sang Hong Kong. Những tưởng, dùng số tiền bán chiếc thuyền ấy, Mạnh dư sức chạy sang nước thứ ba là Canada như đã hoạch định trong đầu, nào ngờ số tiền đã bị một tên trong nhóm nẫng mất.

Trắng tay, Mạnh lang thang khắp các khu ổ chuột ở ngoại ô Hong Kong. Chui lủi ở đó được 4 tháng, Mạnh chán, bởi sống vậy có khác nào ở tù, Mạnh gọi điện về cầu cứu gia đình. Thương con, gia đình Mạnh lại nhờ người thân ở Canada gửi tiền thẳng sang Hong Kong để Mạnh mua tàu chạy về Móng Cái.

Người thân khuyên ra đầu thú, Mạnh không nghe mà còn nằng nặc đòi mọi người cho tiền để “làm lại cuộc đời” bằng cách mua ô tô khách để chạy. Chạy xe được chừng 2 tháng thì Mạnh bị phát hiện. Sợ hãi, Mạnh đã bỏ xe chuồn về Hưng Yên rồi lại “nã” tiền gia đình để mua xà lan chở hàng thuê trên sông.

Trốn được chừng 3 tháng thì lại bị lộ. Khi quay về Bắc Ninh làm thủ tục bán chiếc ô tô khách thì Mạnh bị bắt trở lại (1994), phải lĩnh thêm 12 tháng tù giam. Lần này, thấy giam Mạnh ở Trại Kế không an toàn, giám thị trại đã đưa Mạnh lên Trại Ngọc Lý (Tân Yên) và quản thúc chặt hơn. Không chừa, Mạnh vẫn nuôi trong đầu ý định vượt ngục và đã vượt ngục thành công. Trốn thoát, Mạnh lại mò về nhà và với “chiêu bài” xin tiền để có vốn làm ăn, Mạnh lại có trong tay gần trăm triệu bạc.

Lần này, Mạnh cũng mua tàu và lại tiếp tục cuộc đời lênh đênh sông nước bằng cách chở than thuê dọc tuyến Quảng Ninh - Phủ Lý (Hà Nam). Cuối năm 1995, “người tù khốn khổ” ấy lại bị phát hiện. Sợ hãi, Mạnh đã bán tàu rồi cùng vợ (cưới 1995 ở Phủ Lý) chạy thẳng vào Kon Tum. Tại đây, Mạnh đã mua đất làm nhà, trồng cà phê ở huyện Đắk Hà. Giữa năm 1996, Mạnh đưa vợ về thăm lại quê nhà. Thế nhưng, vừa đặt chân xuống ga Hà Nội, Mạnh bị bắt. Số án “ứ đọng” của Mạnh được cộng thêm 36 tháng nữa, tổng cộng Mạnh phải bóc lịch hơn 8 năm.

Giang hồ quyết tâm rẽ lối...

img
Công ty TNHH Dương Công Huy chính thức ra đời do chính anh làm giám đốc khi vừa tròn 30 tuổi. Anh kể: “Những ngày đầu mới thành lập, tôi chỉ có khoảng 300 - 400 triệu đồng, số còn lại khoảng hơn 1 tỷ đồng, tôi được ông nội cho vay”.

Mạnh bị giam ở Trại Thanh Phong (Thanh Hóa) và tiếp tục ý định trốn trại. Ngày ấy, lần nào thấy mẹ bế con mình nhếch nhác vào thăm, Mạnh cũng khóc như trẻ nhỏ. Cán bộ trại đã hết sức gần gũi và động viên Mạnh như những người ruột thịt trong nhà. Mạnh đã mạnh dạn “tâm sự” ý đồ trốn trại của mình.

Nghe thế, môt cán bộ trại đáng tuổi cha chú của Mạnh, nói: “Trại giữ người ở, chứ chẳng giữ nổi kẻ đi. Nhưng, ở đây ai cũng muốn con được sống đường hoàng. Ừ, đời con thì con không tiếc, nhưng mẹ con, con của con cần có con. Con nên tĩnh tâm nghĩ lại!”. Để tỏ rõ ý chí làm lại cuộc đời của mình, Mạnh xin sang tổ đá, tổ làm việc vất vả, hiểm nguy nhất trại. Tuy được phân làm tổ trưởng, nhưng Mạnh làm việc hùng hục như chưa từng được lao động bao giờ. Quyết tâm tu chí đến 2/9/2000, Mạnh đã được ân xá trước thời hạn.

Ra trại, với vốn liếng chưa đầy 300.000 đồng, anh cùng người vợ mới cưới “dạt” xuống thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) để làm lại cuộc đời. Số tiền ít ỏi trên chỉ đủ để anh mua một chiếc xe đạp cà tàng và một tấn than nguyên liệu, còn vợ anh thì phải đi giặt quần áo thuê cho các nhà hàng. Khi có chút vốn, anh đứng ra nhận thầu các công trình nhà cấp 4 rồi đi thuê công nhân làm, từ đó số vốn của anh không ngừng tăng lên.

Sau hơn 1 năm lăn lộn ở Móng Cái, vợ chồng anh tích lũy được số vốn hơn 200 triệu đồng và quyết định quay trở về Bắc Ninh lập nghiệp.

Mạnh đã mạnh dạn “tâm sự” ý đồ trốn trại của mình. Nghe thế, một cán bộ trại đáng tuổi cha chú của Mạnh, nói: “Trại giữ người ở, chứ chẳng giữ nổi kẻ đi. Nhưng, ở đây ai cũng muốn con được sống đường hoàng. Ừ, đời con thì con không tiếc, nhưng mẹ con, con của con cần có con. Con nên tĩnh tâm nghĩ lại!”.

Nghề đầu tiên anh chọn là chăn nuôi gà, chim bồ câu và chó cảnh. Do không có kinh nghiệm chăn nuôi, nên anh liên tục gặp thất bại, nuôi con nào chết con ấy. Tuy chán nản, song được sự động viên của mọi người và số vốn gia đình “tạm ứng” (300 triệu đồng), anh lại lao vào con đường làm giàu bằng cách mua 1 chiếc xe ô tô để chở khách đường dài, 1 chiếc chở hàng thuê.

Một lần nữa, anh lại thất bại vì 1 xe bị tai nạn. Không nản, anh lại vay vốn ngân hàng chuyển sang làm nghề đồ gỗ gia dụng. Những ngày đầu, do chưa tìm được đầu ra anh chỉ sửa chữa các đồ gỗ cũ bán cho người dân quanh thị xã và khi quy mô sản xuất dần được mở rộng cũng là lúc anh tính đến chuyện lập công ty.

Giúp bạn tù, người nghiện làm lại cuộc đời

Đầu năm 2004, Công ty TNHH Dương Công Huy chính thức ra đời do chính anh làm giám đốc khi vừa tròn 30 tuổi. Anh kể: “Những ngày đầu mới thành lập, tôi chỉ có khoảng 300 - 400 triệu đồng, số còn lại khoảng hơn 1 tỷ đồng, tôi được ông nội cho vay”.

Anh mở rộng ngành nghề sản xuất của công ty như làm đồ gỗ dân dụng cao cấp, nhận thi công các công trình xây dựng nhà ở, công trình công cộng nhỏ ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương. Hiện nay, công ty của anh đã phát triển không ngừng với tổng số vốn gần chục tỷ đồng, thu hút gần 100 lao động, thu nhập của công nhân từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.

Nói tới doanh nghiệp của anh, nhiều người không khỏi phát “ngán”, vì đã có thời gian công ty “chứa” tới hơn 20 công nhân là những con nghiện hoặc từng dính tù tội. Kể về những “công nhân” nghiện, anh Mạnh nhớ như in ngày đầu nhận họ vào làm: “Vừa phải giúp cho họ học nghề, vừa phải giúp họ cai nghiện, mà mình có gì để cai đâu, toàn cai bằng tay “bo” như đấm, bóp, trói...

Đấy là chưa kể trong thời gian này, các “bạn” nghiện của họ vẫn đến rủ rê, vì bị tôi đuổi đi, nên đã rất nhiều lần bọn chúng đến quấy nhiễu, đập phá công ty...”. Nhiều lần, anh vừa phải một tay vật lộn, khống chế người nghiện, một tay lo đối phó với đám vô công, rồi nghề. Tuy bị chúng quấy nhiễu thường xuyên, nhưng Mạnh không bao giờ đánh trả mà chỉ ra khuyên bảo đám người đó đừng làm phiền nữa, thậm chí anh còn bảo, nếu ai muốn vào đây làm việc và cai nghiện tôi sẵn sàng nhận ngay và trả thù lao xứng đáng.

Trước sự tận tình và lòng nhiệt tình của anh, đã có nhiều người không chỉ cai được nghiện, mà còn có công ăn việc làm ổn định. Như anh Phạm Văn Sơn ở phường Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh) từng là một con nghiện khét tiếng, gia đình đưa đi trại cai đến 6 - 7 năm vẫn không khỏi.

Nhưng chỉ sau một thời gian vào làm ở công ty của Mạnh, Sơn đã cai hẳn và học được nghề chạm khắc gỗ. Giờ đây Sơn còn đang đi học thêm nghề lái xe. Hoặc như trường hợp của anh Nguyễn Mạnh Hùng từng đi tù ở Trại Thanh Cẩm (Thanh Hóa) suốt 14 năm do phạm tội trộm cướp tài sản giờ đã là “trợ lý” giám đốc với mức lương 3 triệu đồng/tháng.

Thế nhưng, việc nhận những “thành phần” này vào làm cũng gây cho anh không ít phiền toái. Như trường hợp của anh Nguyễn Văn Trung ở phường Tiền An, anh này sau khi cai được 4-5 tháng thì bị phát bệnh lao và chết hồi năm 2004. Lúc bị bệnh, do gia đình không đến nhận, anh Mạnh chăm sóc tận tình. Đến khi gần chết, gia đình mới đến nhận xác và họ còn định kiện anh ra tòa...

Khi chia tay chúng tôi, Mạnh nói: “Bây giờ khi đã bước qua một nửa cuộc đời, tôi hiểu rằng cái quý giá nhất trên cõi đời này không phải là tiền bạc, mà là ở lòng vị tha của mỗi người. Tội lỗi lớn nhất của đời người là không biết làm lại cuộc đời sau những ngày tháng lầm lạc. Những việc làm của tôi hôm nay, cũng chỉ là một phần rất nhỏ để bù đắp lại quãng thời gian tội lỗi và tôi hy vọng sẽ giúp được nhiều người khác mau hoàn lương như mình…”

Theo Dòng Đời