Thiên hà kể trên rất lớn, với một hồ chứa khí khổng lồ từ đó hình thành nên các mặt trời mới. Điều đặc biệt là hàng năm, HFLS3 cho ra đời gần 3.000 mặt trời.
Nhà khoa học Dominik Riechers của Đại học Cornell, cho biết: “Đây là lần đầu tiên đặc tính vật lý của một thiên hà xa xôi được xem xét tỉ mỉ. Nắm được thông tin chi tiết về các thiên hà như thế này là cực kỳ quan trọng để hiểu được cách các thiên hà, cũng như các nhóm và các cụm thiên hà, hình thành trong vũ trụ sơ khai.”
Thiên hà HFLS3, sản xuất 3000 Mặt trời mỗi năm. Ảnh: Dailymail |
Các nhà khoa học thấy rằng, khối lượng các mặt trời của thiên hà HFLS3 tương đương gần 40 tỷ lần so với khối lượng mặt trời của chúng ta. Tổng cộng khối lượng khí và bụi của thiên hà này hơn 100 tỷ lần khối lượng mặt trời. Tất cả được bao quanh bởi các vật chất tối bí ẩn để cuối cùng hình thành nên toàn bộ cụm thiên hà.
Để xác định chính xác khoảng cách và đặc tính của thiên hà, các nhà khoa học đã dựa vào sự quan sát của 12 cơ sở kính viễn vọng quốc tế bao gồm cả kính viễn vọng không gian và trên mặt đất.
Được biết, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng kính viễn vọng ALMA trên những ngọn đồi Chile để tìm hiểu thêm.
Anh Tuấn (theo Dailymail)