Liên tiếp trong những ngày gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã tái phát và xuất hiện nhiều ổ dịch CGC mới. Ngày 17.4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công bố tái phát dịch CGC H5N1 tại huyện Đông Triều sau khi phát hiện và tiêu hủy hơn 1.300 con gia cầm tại nhà 2 hộ dân ở đ.
Trước đó, ngày 15.4, các ngành chức năng Đông Triều phát hiện đàn gia cầm với hơn 1.200 con của ông Nguyễn Văn Vang (thôn 4, xã Đức Chính) chết rải rác, các ngành chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm.
Sau khi dịch cúm xuất hiện trên chim yến, nhiều loại chim khác cũng rất dễ nhiễm dịch cúm này. |
Kết quả cho thấy đàn gia cầm này đã mắc dịch cúm H5N1. Tiếp đó, trong ngày 16.4, các ngành chức năng cũng phát hiện đàn gia cầm hơn 100 con của gia đình ông Nguyễn Văn Hà (thôn Mễ Xá 3, xã Hưng Đạo) bị CGC H5N1.
Theo các ngành chức năng, dịch CGC bùng phát trở lại có thể do lây nhiễm từ đàn chim bồ câu Pháp 80 con của ông Nguyễn Kim Hưng, cùng xã Đức Chính được phát hiện từ đầu tháng 4. Cũng vào thời điểm trên, hơn 8.300 con gia cầm ở thôn 1, xã Nguyễn Huệ và thôn Bình Lục Thượng, xã Hồng Phong của huyện Đông Triều mắc CGC H5N1.
Trong tháng 4, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh cũng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con gà, vịt bị mắc dịch CGC H5N1 từ 2 hộ chăn nuôi ở phường Đông Mai và Minh Thành.
Đặc biệt, tại khu vực sát biên giới với Trung Quốc là TP. Móng Cái, mới đây các ngành chức năng đã phát hiện tại thôn 1 xã Hải Tiến đã xuất hiện ổ dịch CGC tại trang trại gà của ông Nguyễn Việt Hưng làm chết 234/600 con gà tại đây. Sau khi tiến hành lấy mẫu (4/6 mẫu) đều cho kết quả dương tính H5N1 toàn bộ số gà trên đã được đưa đi tiêu hủy.
Giữa lúc dịch CGC đang xuất hiện, thì ngày 17.4, tại TP. Móng Cái, Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp với Phòng 6 Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường Bộ Công an và Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường, Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra xe ô tô BKS 34C-029.50, do Đỗ Văn Thắng, SN 1978, trú tại Ứng Hòe, Ninh Giang (Hải Dương) điều khiển, vận chuyển trái phép 1.020kg chim bồ câu sống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một cán bộ chức năng nhận định, chim bồ câu hiện là đối tượng có khả năng lây nhiễm cúm giam cầm, nên việc nhập lậu sẽ là nguồn lây lan bệnh rất nguy hiểm.
Ngoài ra, theo Cục Thú y, kết quả phân tích giải trình gen cho thấy, đã xuất hiện nhánh virus CGC mới ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Hiện tác dụng bảo vệ của vaccin trước chủng virus mới này giảm mạnh, chỉ còn 35 – 40%. Mặt khác, virus cúm A/H5N1 mới đây đã được cơ quan chức năng phát hiện trên cả chim yến, chim trĩ dẫn tới nguy cơ có thể bùng phát dịch cúm A H5N1 bất cứ lúc nào- Cục Thú y đưa ra cảnh báo.
Lấy mẫu xét nghiệm H7N9 từ gà thải loại
Theo kết quả giám sát của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), tại hơn 30 tỉnh, thành phố cho thấy, hiện có hơn 66% tỉnh, thành phố có virus cúm A/H5N1 lưu hành trên đàn gia súc, gia cầm (bán tại các chợ) nhưng không hề có biểu hiện bệnh. Cục Thú y cũng cho biết thêm, đã phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) về lấy mẫu giám sát H7N9, để đánh giá xem virus H7N9 đã xuất hiện ở VN hay chưa bằng việc thông qua xét nghiệm lại các mẫu dương tính với cúm A đã lấy theo các chương trình giám sát cúm gia cầm trước đây.
Cùng với đó là lấy mẫu xét nghiệm H7N9 từ gia súc, gia cầm có nguy cơ cao bao gồm gà đẻ thải loại, gà con giống, lợn và chim bồ câu... được bán tại các chợ, điểm tập kết, nơi trung chuyển động vật gần khu vực biên giới... Dự kiến, cơ quan chức năng sẽ triển khai lấy 7.200 mẫu gia cầm vào cuối tháng 4.2013. Trung tâm Chẩn đoán thú y T.Ư cũng đã có đủ nguyên vật liệu để xét nghiệm ngay 3.000 gia cầm với chủng virus H7N9.
Hữu Thông
Hoàng Anh Tuấn - Thanh Xuân