Trước khi anh Nguyễn Đăng Khoa - Chi hội trưởng Chi hội ND thôn 6, xã Thiệu Khánh, TP. Thanh Hóa là ông chủ trang trại của 1.000 con lợn, anh đã xoay đủ nghề từ làm ruộng, thợ xây... Anh quyết định vay vốn ngân hàng, người thân để thầu 2 mẫu đất trong xã mở trang trại nuôi lợn.
Điểm khác biệt giữa trang trại của anh với các trang trại chăn nuôi khác, đó là anh tự sản xuất con giống để đạt chất lượng và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Không chỉ chủ động từ khâu con giống, nguồn thức ăn đạt chất lượng, anh còn thuê công nhân kỹ thuật thú y có trình độ về chăm sóc.
Anh Khoa (ngoài) trao đổi với Chi hội trưởng ND Nguyễn Đăng Trúc cách chăm sóc lợn. |
Anh Ngọc nhớ lại: Những ngày đầu khi mới vào nghề, nhiều hôm mất điện lại chưa có máy nổ, lợn sinh sản với số lượng lớn, vợ chồng anh lo lắng mất ăn, mất ngủ, không cả dám đi tắm. Song giờ đây mọi việc đã ổn.
Anh Ngọc cho biết: "Trung bình hàng tháng trang trại của tôi xuất ra thị trường 6 tấn lợn trị giá 300 triệu đồng, có tháng đỉnh điểm bán 20 tấn, số tiền thu được 900 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 60 triệu đồng. Riêng năm 2011 tổng thu nhập từ lợn khoảng 600 triệu đồng. Trang trại của tôi còn tạo việc làm ổn định cho 6 công nhân với mức lương 4 triệu đồng/người/ tháng, không kể nuôi ăn, ở.
Nói về "bí quyết" thành công của mình, anh Ngọc bộc bạch: "Trang trại của tôi được đầu tư 5 tỷ đồng với hệ thống chuồng trại khép kín, hầm biogas... Tôi thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn do Hội ND xã, ngành khuyến nông tổ chức. Muốn làm ăn lớn, cùng với áp dụng tiến bộ kỹ thuật cũng phải có chút máu liều". Anh Nguyễn Đăng Trúc- Chủ tịch Hội ND xã Thiệu Khánh thông tin với chúng tôi: "Hiện nay trên địa bàn xã Thiệu Hóa có tới 15 trang trại, nhưng đây là trang trại đầu tiên đạt quy mô, vệ sinh an toàn và có đầu tư lớn nhất không chỉ trong xã mà cả trong huyện".
Đào Nhâm