Dân Việt

Cây lúa “sợ” phân bón có gốc kim loại nặng

24/08/2012 10:23 GMT+7
(Dân Việt) - Vấn đề phân bón rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa vụ ba, chi phí và lợi nhuận của nông dân.
img

Khi áp dụng cụ thể trên ruộng, nông dân một mặt dựa vào khuyến cáo của các nhà khoa học, mặt khác dựa vào điều kiện sinh trưởng cây lúa và nhất là đối với phân đạm, điều chỉnh lượng đạm bón thông qua kiểm tra màu lá lúa bằng bảng so màu.

Đối với vùng đất phèn: Mức khuyến cáo tính theo nguyên chất N-P2O5 - K2O kg/ha như sau: Mức cao 90-80-50, mức trung bình 70-40-25 và mức thấp là 50-40-25. Đối với vùng đất phù sa không nhiễm mặn: Mức cao 90-60-50, mức trung bình 70-30-30 và mức thấp 50-30-30. Riêng các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Kiên Giang, mức khuyến cáo cao 100-60-50, mức trung bình 80-30-30 và mức thấp 60-30-30.

Từ mức khuyến cáo nguyên chất, bà con tính ra lượng phân thương phẩm cho từng loại phân đơn, ví dụ mức 80-30-30 quy ra khoảng 174kg urea + 182kg super lân + 50kg kali clorua. Nếu dùng phân hỗn hợp, căn cứ vào công thức phân trên bao bì bà con tính ra lượng phân thương phẩm sao cho không quá thừa gây lãng phí hoặc quá thiếu không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cây lúa.

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, trước khi bừa sạ lần cuối. Bón thúc lần 1 sau khi sạ 8 - 10 ngày (mạ có 3 - 3,5 lá), bón 2kg urea + 4kg kali. Bón thúc lần 2 sau sạ 18 - 20 ngày với lượng 3kg urê; lần 3 sau sạ 35 ngày, bón 4kg urê và lần 4 khi bắt đầu làm đòng, bón 3kg urê + 4kg kali.

Tùy theo loại giống và điều kiện đất đai, tình hình thời tiết và sự sinh trưởng, phát triển thực tế trên đồng ruộng để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Nếu đất bị nhiễm phèn (pH < 5)="" nên="" dùng="" các="" biện="" pháp="" thủy="" lợi="" rửa="" phèn,="" ém="" phèn="" và="" bón="" thêm="" vôi="" bột="" (200="" -="" 400kg/ha)="" trước="" khi="" làm="" đất,="" hoặc="" phân="" lân="" từ="" 100="" –="">

Quản lý nước bằng áp dụng biện pháp tưới nước khô, ngập xen kẽ để tiết kiệm nước và giảm chi phí sản xuất (áp dụng 5 giảm 1 phải). Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), như không phun thuốc sâu trước 40 ngày sau sạ. Khi thật cần thiết, có thể áp dụng các loại thuốc theo khuyến cáo để phòng trừ sâu bệnh.

Thu hoạch, sơ chế và bảo quản đúng kỹ thuật như: Thu hoạch đúng độ chín (85 - 90% hạt trên bông chuyển sang màu vàng rơm). Nên sử dụng máy gặt đập liên hợp tiết kiệm chi phí và giảm hao hụt. Trước khi thu hoạch 10 - 15 ngày tiến hành tháo khô nước ruộng cho máy và người làm việc thuận lợi.