Việc làm của các cầu thủ này đã bị dư luận và chính ông Calisto cho là không chuyên nghiệp. Nhưng lý do thực tế thế nào chỉ người trong cuộc mới hiểu được.
Phải chăng những lý do "trốn tránh" ấy lại xuất phát từ việc bản thân những cầu thủ có phong độ cao ở V.League như Được Em cảm thấy sẽ không có cơ hội nào trong chiến lược dùng người của ông thầy. Hay đi xa hơn, câu hỏi đặt ra là có phải không ít các cầu thủ tự thấy họ đã rất lẻ loi khi không "có dây" ở đội tuyển. Cụ thể là hiện tượng chủ nghĩa bè phái vẫn có cơ hội bám rễ ở đội tuyển.
Vấn đề thứ nhất đã có lời giải. Cao Sỹ Cường- tiền vệ chơi đặc biệt hay ở mùa này trong màu áo Hà Nội T&T, có công lớn đưa đội này vô địch V.League bỗng "bị" trả về mà không rõ nguyên nhân. Theo thông tin rò rỉ, Sỹ Cường "không hợp" với những vị trí còn lại ở hàng tiền vệ chứ không phải là với ông thầy.
Trong khi đó, việc Văn Quyến được đi chữa thương ở Singapore và tiếp tục được giữ lại ở đội tuyển bất chấp thông tin cầu thủ này sẽ phải điều trị tới 6 tháng mới phục hồi đang là dấu hỏi lớn. Hay như Công Vinh, cho dù đây là cầu thủ quan trọng nhưng việc vội vã và nhanh chóng đưa cầu thủ này vào danh sách khi vẫn chưa ai biết là khả năng phục hồi của cầu thủ này thế nào.
Rồi còn Mai Tiến Thành ở đội Olympic vừa trải qua đợt chữa thương dài, hầu như không đá ở V.League mà vẫn "đặc cách" chơi Olympic.
Liệu có phải là trạng thái "đặt gạch" của ông Calisto. Nó cho ta thấy, bây giờ là thời điểm ông Calisto thích dùng những người cũ để lấy thành tích hơn là đóng vai trò người đào vàng cho bóng đá VN. Tư duy đổi mới và sáng tạo đã cạn đi nhiều, thể hiện rõ trong cả lối chơi của ĐTVN lẫn Olympic.
Điều này là rất đáng lo!
Vi Thành