Nông dân, nông thôn có nhiều vấn đề đáng lo
Thay
mặt lãnh đạo T.Ư Hội NDVN, Phó Chủ tịch
Thường trực Nguyễn Duy Lượng đã trình bày báo cáo tình hình nông dân và hoạt
động của Hội NDVN.
Báo cáo nêu rõ truyền thống tốt đẹp, những đóng góp không nhỏ, mặt tích cực của giai cấp ND khẳng định những thay đổi tích cực đối với ND về quyền làm chủ, kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao thu nhập…
Tuy nhiên, báo cáo cũng đã chỉ ra 6 hạn chế, yếu kém trong bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những hạn chế, yếu kém đó là: ND chủ yếu vẫn sản xuất quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; mức thu nhập có hướng tăng chậm, tình hình nông dân mất đất, chán ruộng, bỏ ruộng; những bất cập trong quản lý các lĩnh vực liên quan đến ND như đất đai, vốn tín dụng, vật tư nông nghiệp, việc làm, chất lượng và thị trường nông sản…
Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Duy Lượng cho biết: “ND bức xúc với việc nhiều nơi quyền làm chủ của ND còn bị vi phạm, có nơi khá nghiêm trọng, vẫn còn tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp; giải quyết khiếu nại tố cáo cho ND chưa tốt, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi...”.
Báo
cáo với đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường
còn nêu bổ sung thêm những vấn đề khó khăn, làm rõ hơn bức tranh bộn bề của
nông dân, nông thôn hiện nay.
“ND hiện có nhiều cái nhất như thiệt thòi nhất, nghèo nhất, thu nhập thấp nhất trong khi sản xuất, đời sống lại đối mặt với quá nhiều rủi ro, bấp bênh, phập phù. Tình trạng ND bỏ ruộng, chán ruộng rất đáng lo ngại.
Có 8 nguyên nhân khiến ND bỏ ruộng, chán ruộng, có nguyên nhân từ chính sách đất đai nhưng cũng có nguyên nhân chi phí sản xuất cao, hiệu quả thấp trong khi đó lại phải chịu nhiều khoản đóng góp…Nếu không giải quyết được những khó khăn, hạn chế, yếu kém đó thì vấn đề trở nên rất nguy hiểm…”, Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường bày tỏ quan điểm.
Tại buổi làm việc, một số đại biểu đã đồng tình, nhất trí cao với những số liệu, nhận định tình hình nông dân, nông thôn thể hiện trong báo cáo T.Ư Hội NDVN…
Tăng cường, đổi mới họat động giám sát
Tại
buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đã gợi mở một số vấn đề đề nghị đại
biểu của T.Ư MTTQ VN và T.Ư Hội NDVN thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả công tác
phối hợp trong thời gian tới.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu phải rà soát lại 4 nội dung phối hợp đã được Ủy ban T.Ư MTTQ và T.Ư Hội NDVN thực hiện từ năm 1997 đến nay. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tới vai trò giám sát, phản biện của MTTQ VN và các thành viên, trong đó có Hội NDVN. Việc phối hợp giữa Ủy ban T.Ư MTTQ VN và T.Ư Hội NDVN cần có sự thống nhất trong chọn vấn đề, lĩnh vực, nội dung, địa phương giám sát, chú trọng giám sát các vấn đề cấp cơ sở…Thông qua họat động giám sát, MTTQ và các thành viên đề nghị với các cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc cho ND, kiến nghị, đề xuất điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách…
Theo
Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Hà Thị Liên, họat động phối hợp giám sát của 2
ngành cần tập trung vào một số vấn đề nổi cộm trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay như quản lý đất
đai, ô nhiễm môi trường; phối hợp giải quyết một số vấn đề bức xúc của nông dân
như hiện tưởng bỏ ruộng, chán ruộng.
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường cho rằng, việc đổi mới công tác phối hợp giữa 2 ngành sẽ hạn chế được tình trạng chồng chéo, bỏ sót trong giám sát…
Phát
biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhất trí về việc
đổi mới, nâng cao hoạt động phối hợp giữa Ủy ban T.Ư MTTQ VN và T.Ư Hội NDVN,
đề nghị T.Ư Hội NDVN tích cực tham gia góp ý cho dự thảo về Quy chế phản biện,
giám sát.
Quy chế phối hợp giữa T.Ư MTTQ và T.Ư Hội NDVN cần có sự lựa chọn những vấn đề sát thực tiễn nông nghiệp, nông dân, nông thôn. T.Ư MTTQ VN và T.Ư Hội NDVN cũng cần phối hợp tổ chức tọa đàm, biểu dương những điển hình ND tiên tiến, mô hình sản xuất mới; phối hợp xây dựng một báo cáo đánh giá về tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn; kiến nghị, đề xuất những chính sách cho lĩnh vực này…