Dân Việt

Hướng dẫn sử dụng phân NPK Văn Điển cho cây bơ

30/09/2013 10:39 GMT+7
Phân bón rất quan trọng đối với cây bơ vì bơ lấy đi từ đất rất nhiều chất dinh dưỡng.
1. Đặc điểm sinh học và nhu cầu dinh dưỡng của cây bơ

Cây bơ có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, chất hữu cơ cao, độ pH đất thích hợp nhất từ 5-6. Phân bón rất quan trọng đối với cây bơ vì bơ lấy đi từ đất rất nhiều chất dinh dưỡng.

Các nghiên cứu về phân bón cho bơ cho thấy bón phân không đủ và mất cân đối đã làm giảm độ phì đất dẫn đến giảm năng suất, cây bơ có hiện tượng ra quả cách năm nặng nề, quả nhỏ và có các triệu chứng rối loạn sinh lý sau thu hoạch như vàng lá, rụng lá. Một chương trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây bơ đã được tiến hành tại Mexico cho thấy trên các vườn bơ kinh doanh trồng với mật độ 156 cây/ha. Công thức phân bón 178kg N + 165kg P2O5 + 318kg K2O/ha/năm, bổ sung thêm vi lượng 0,1kg oxisulphat kẽm (cung cấp S và Zn) và 0,2kg borax/cây (cung cấp Bo) 1-2 năm 1 lần đã làm năng suất bơ tăng vọt từ 8 tấn quả/ha lên 35 tấn/ha. Do vậy, vai trò của các chất trung và vi lượng với cây bơ là rất lớn và cần phải cung cấp cho cây.

Cây bơ được bón phân ĐYT NPK Văn Điển sẽ tăng chất lượng quả.
Cây bơ được bón phân ĐYT NPK Văn Điển sẽ tăng chất lượng quả.

+ Canxi (CaO): Vừa là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vừa là nguyên tố phòng, chống bệnh, cải thiện độ chua của đất, tăng khả năng kháng bệnh ở rễ.

+ Magiê (MgO): Có tác dụng khử chua và cải tạo đất như canxi, magiê giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, trái to, chống chọi tốt với mùa khô hạn, tăng khả năng đề kháng cho cây.

+ Silíc (SiO2): Giúp cho cây tăng khả năng oxy hoá, làm cứng thành vách tế bào do silic nằm trong thành phần cellulose của thành tế bào, chống lại sâu bệnh hại, đặc biệt là rệp, tăng khả năng quang hợp.

+ Lưu huỳnh (S): Thiếu lưu huỳnh sẽ gây ra bệnh bạc lá và làm giảm năng suất, chất lượng bơ rất rõ. Do đất Tây Nguyên quá thiếu S nên phải chú ý để cung cấp bổ sung cho cây.

+ Bo: Bo là nguyên tố vi lượng rất quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzym, nó có khả năng tạo phức với các hợp chất polyhydroxy khác nhau. Bo làm tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc và việc vận chuyển hydratcarbon được dễ dàng. Thiếu Bo, hoa sẽ kém phát triển, sức sống của hạt phấn kém, tỷ lệ đậu quả thấp…

+ Kẽm (Zn), Mangan (Mn)…: Thiếu chúng, các chức năng tế bào của cây bị suy yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, sâu phá hại.

2. Phân bón NPK Văn Điển thích hợp đối với cây bơ

-Loại phân bón:

+ Loại phân ĐYT NPK 12.12.12: Chứa N= 12%; P2O5=12%; K2O=12%; MgO=6%; CaO=14%; SiO2=11%, ngoài ra có các chất vi lượng như Bo, Mn… tổng dinh dưỡng lên đến trên 67%.

+Loại phân ĐYT NPK 15-5-20: Chứa N= 12%; P2O5=5%; K2O=20%; CaO=8% MgO=5%; SiO2=7%, S=2% và các chất vi lượng như Fe, B, Zn... tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến trên 66%.

-Liều lượng và thời kỳ bón phân: Sau khi trồng 1 tháng bón 400g phân NPK 12.12.12/cây, bón định kỳ 6 tháng/lần với lượng bón như trên.

Khi cây lớn bón khoảng 700g phân NPK 12.12.12/cây, bón 2 lần/năm.

Khi cây phát triển hoàn toàn, cho trái tối đa, bón 2,3-2,5kg/cây loại phân NPK 15.5.20, chia làm 2 lần bón, một nửa bón cho cây khi bắt đầu vào mùa mưa và một nửa bón vào cuối mùa mưa.

-Cách bón: Bón phân hữu cơ đã hoai mục rất cần thiết cho cây bơ, giúp nâng cao độ phì đất và tăng khả năng hấp thụ phân khoáng NPK. Nên bón phân chuồng cho cây 1-2 lần trong năm, từ 20-50kg/cây/năm. Bón rải đều trên mặt luống và đầu hay giữa mùa mưa.

Đối với phân NPK bón khi đất đủ ẩm, đào rãnh sâu 15-20cm vòng quanh gốc chiếu với đường kính tán, bỏ phân vào rồi lấp đất và tưới nước.

Cây bơ được bón phân ĐYT NPK Văn Điển hạn chế được bệnh rễ và tăng chất lượng quả do được cung cấp đầy đủ, kịp thời canxi, magiê; Bơ có bộ lá xanh sáng bóng, bền do được cung cấp magiê, silic, sắt… và các chất vi lượng khác có trong phân ĐYT NPK Văn Điển.