Thông thường người thích cải lương thì các tuồng cổ luôn được chú ý nhiều nhất, còn chị muốn hướng đến đề tài xã hội hiện đại?- Theo đúng dự kiến thì 1 năm tôi sẽ cố gắng ra mắt 6 vở với mục đích muốn đem cải lương hiện đại xã hội để thu hút khán giả trẻ. Chọn kết hợp hài, kịch và cải lương là bởi vì tôi muốn lôi kéo khán giả về cái nôi truyền thống. Có thể chưa chắc mình làm đã hay nhưng ít nhất đây là hơi hướng mới, một luồng gió mới. Rất may mắn là Kiều Oanh có đội ngũ viết kịch bản cho riêng mình, đa phần là được chuyển thể từ phim.
Nghệ sĩ Kiều Oanh (thứ 2 từ phải sang) trong vở “Chồng ơi, đừng khóc”.
Những người yêu thích cải lương tập trung đông ở nông thôn, chị có nghĩ sẽ mang các vở diễn của mình về nông thôn không?- Tôi cũng đã có ý nghĩ đó nên cũng đã sớm bàn với các anh, chị trong ê-kíp nhưng mà cũng phải sau mùa khô thì mới có thể thực hiện được điều này. Trước mắt là làm trước ở TP.HCM để mọi người biết cải lương “3 trong 1” là cái gì, cải lương trong các vở diễn ra sao. Thực ra, tôi đã kết hợp với đài truyền hình và dành 1 ngày để truyền hình trực tiếp vở “Chồng ơi, đừng khóc” mà tôi vừa công diễn cách đây không lâu để phục vụ bà con nông thôn chưa có điều kiện đến xem tại rạp.
Điều mà chị mong mỏi nhất hiện nay là gì?- Hồi trước vì tôi không sống được với cải lương nên chuyển qua múa, tấu hài, ca nhạc để có thể lấy ngắn nuôi nghề. Bây giờ ổn định, tôi quay lại với niềm đam mê của mình và tạo điều kiện cho các em. Riêng bản thân tôi chỉ làm được những điều đó thôi và hy vọng các em sau này cũng như vậy. Mọi người cùng nắm chặt tay nhau để giữ cho bộ môn nghệ thuật truyền thống luôn có một vị trí nhất định trong lòng công chúng. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi mời được các cô, chú NSND Lệ Thủy, NSƯT Ngọc Đáng… tham gia vở diễn của mình.