Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải.
Về việc “Tiếng hát cô Chanh” ở Tam Dương, Vĩnh Phúc, không phải là tiếng hát chữa bệnh mà là thông qua tiếng hát, cô Chanh đã chuyển tải năng lượng đến người nghe, kích động người nghe khiến cơ thể hoạt hóa lên, bệnh tật bị đẩy lùi, và việc bắt tay cũng truyền tần sóng cho người bệnh, giúp khỏi bệnh. Tuy nhiên, muốn khẳng định việc một người có năng lượng chữa bệnh hay không thì cần phải làm khảo nghiệm. Chúng tôi là nhà nghiên cứu, chỉ tìm hiểu về một hiện tượng khác lạ nào đó, dựa trên định tính (nghe qua lời kể của người khác) chứ không có kinh phí làm khảo nghiệm dựa trên bằng chứng khoa học.
Việc khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề, không được cấp phép là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, người ta chỉ hát, chỉ bắt tay, chứ có tác động thực thể đến người bệnh đâu mà bảo người ta khám chữa bệnh không phép. Ngay cả khi đi làm nghiên cứu, tôi và đồng nghiệp cũng tránh từ “chữa bệnh” mà chỉ nói là “nâng cao sức khỏe” cho người dân.
TSkh Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng: Nhà ngoại cảm không có khả năng chữa bệnh
Nhà
ngoại cảm không có khả năng chữa bệnh, càng không thể chữa những bệnh
tứ chứng nan y như ung thư, tự kỷ… Tất cả những tuyên truyền nhà ngoại
cảm chữa bệnh ung thư, chuyển đổi giới tính nam thành nữ khi chưa có
kiểm chứng khoa học đều là nhảm nhí, hoang đường, người dân không nên
tin tưởng vào những điều phí lý thế được.
Tôi đã nghe đến trường
hợp chữa bệnh bằng tiếng hát của bà Chanh, nhưng chưa có bằng chứng khoa
học thì tôi không tin. Đồng thời, không thể gọi bà Chanh là “nhà ngoại
cảm” được. Về việc chữa bệnh của bà Chanh có hiệu quả hay không phải do
những người có chuyên môn y khoa khẳng định. Để thuyết phục người dân,
không ít nhà ngoại cảm rởm đã cài cắm các “chân gỗ” tuyên truyền những
điều không có thực.
|