"Dân bản địa đã thả một chiếc xuồng để gửi thức ăn cho họ. Tuy nhiên, dân làng không thể tiếp
xúc với bộ lạc Mashco-Piro vì các bệnh truyền nhiễm có thể giết thổ dân", Saul Puerta Pena, giám
đốc AIDESEP, cho hay.
Chính phủ Peru ghi nhận Mashco-Piro là một trong những bộ lạc sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Giới chức địa phương đã ra lệnh cấm người ngoài tiếp xúc với người Mashco-Piro, vì cho rằng hệ miễn dịch của bộ lạc này không thể chống lại các loại dịch bệnh truyền nhiễm. Bộ lạc này hiện có hàng trăm thành viên.
Theo các nhóm hoạt động địa phương, hoạt động khai thác gỗ và phát triển đô thị gần đây đã thu hẹp đáng kể diện tích sống của bộ lạc Mashco-Piro. Beatriz Huertas, một nhà nhân chủng học, nói rằng, thỉnh thoảng bộ lạc Mashco-Piro di cư trong rừng suốt mùa khô. Tuy nhiên, bà cảm thấy lạ khi chứng kiến họ tiến quá sát dân làng bên kia bờ sông và đó có thể là một dấu hiện đáng lo ngại.
Theo các nhà khoa học, ngoài bộ lạc Mashco-Piro, hiện khoảng 12.000 đến 15.000 thổ dân sống cô lập trong các khu rừng già phía đông dãy Andes.