Cây hồ tiêu không những được cung cấp cân đối, đồng thời các chất dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali mà còn được cung cấp bổ sung thêm các chất trung lượng...
1. Đặc điểm sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu: Cây hồ tiêu thích nghi trồng trên đất tôi xốp, dễ thoát nước, nhiều mùn và có độ pH gần trung tính. Trong điều kiện đất chua (pH thấp), cây hồ tiêu dễ bị các loại bệnh về rễ và thường cho năng suất thấp. Cây hồ tiêu phát triển được trên đất có pH từ 4,5 - 7, tối ưu là 5,5 - 6,5.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu: Với mật độ khoảng 1.750 trụ/ha, mỗi năm cây tiêu hút từ đất một lượng dinh dưỡng là 250kg đạm (N), 35kg P2O5, 205kg K2O, 45kg CaO và 20kg MgO. Như vậy nhu cầu về đạm, kali của hồ tiêu cao hơn so với lân, ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K), cây hồ tiêu rất cần hút các nguyên tố trung và vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, do các chất này có vai trò rất lớn trong việc tạo năng suất, chống chịu sâu bệnh hại và tăng phẩm chất, hương vị của tiêu. Việc bổ sung phân hữu cơ nhằm tăng hàm lượng mùn trong đất, giúp đất tơi xốp, thông thoáng để có bộ rễ khỏe mạnh là rất quan trọng đối với cây hồ tiêu.
+ Canxi (CaO): Rất cần cho cây tiêu sử dụng, vừa là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vừa là nguyên tố phòng, chống bệnh, cải thiện độ chua của đất tăng khả năng kháng bệnh ở rễ tiêu.
+ Magiê (MgO): Có tác dụng khử chua và cải tại đất như canxi, hơn nữa nó là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây, giúp cây trồng tổng hợp protein, sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, trái to, chắc hạt, chống chọi tốt với mùa khô hạn, tăng khả năng đề kháng cho cây, chống được bệnh nám mặt lá ở cây.
+ Silíc (SiO2): Giúp cho cây tăng khả năng ôxy hoá, làm cứng thành vách tế bào do Silic nằm trong thành phần cellulose của thành tế bào, chống lại sâu bệnh hại, đặc biệt là rệp và bệnh thối đầu lá, tăng khả năng quang hợp.
+ Lưu huỳnh (S): Thiếu lưu huỳnh sẽ gây ra bệnh bạc lá và làm giảm năng suất, chất lượng tiêu rất rõ. Do đất Tây Nguyên quá thiếu nên phải chú ý để cung cấp bổ sung cho cây.
+ Bo: Là nguyên tố vi lượng rất quan trọng. Thiếu bo là nguyên nhân dẫn đến hoa kém phát triển, sức sống của hạt phấn kém, tỷ lệ đậu quả thấp, tầng rời ở cuống và quả không phát triển đầy đủ nên quả non dễ bị rụng.
+ Kẽm (Zn), Mangan (Mn): Tham gia vào quá trình quang hợp, trao đổi chất… thiếu chúng các chức năng tế bào của cây bị suy yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, sâu phá hại.
2. Phân bón NPK Văn Điển thích hợp cho cây hồ tiêu:
+ Loại phân bón sử dụng:
* Phân NPK 12.8.12: N=12%; P2O5=8%; K2O=12%; S=3%; MgO=8%; CaO=15%; SiO2=13 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu, Co… tổng dinh dưỡng trên 71%.
* Phân NPK 16.6.16: N=16%; P2O5=6%; K2O=16%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu, Co… tổng dinh dưỡng trên 60%.
+ Liều lượng và cách bón (ĐVT kg/ha): Trồng mới: 400-500kg NPK 12.8.12 phân NPK Văn Điển loại 12.8.12 trộn đều đất trong hố trước khi đặt bầu.
Năm thứ 2: 1.000 - 1.200kg NPK 12.8.12. Phân NPK Văn Điển được chia bón 3-4 lần vào các thời điểm. Khi cây tiêu ra hoa, khi cây đã đậu quả và bón sau thu hoạch. Năm thứ 3: 1.600-1.800kg NPK 12.8.12. Thời kỳ kinh doanh: 2.200 - 2.500kg NPK 16.6.16
Chú ý: Khi đất đủ ẩm, rải đều phân NPK Văn Điển xung quanh tán cây tiêu, xăm xới nhẹ lấp đất kín phân, tránh làm đứt rễ tiêu.
Bón phân đa yếu tố (ĐYT) NPK của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển, cây hồ tiêu không những được cung cấp cân đối, đồng thời các chất dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali mà còn được cung cấp bổ sung thêm các chất trung lượng như canxi, magiê, silíc và các chất vi lượng bo, đồng, côban, molipđen... rất cần thiết cho cây mà các loại phân bón khác không có. Đặc biệt, phân Văn Điển có pH từ 8- 8,5 nên khi bón sẽ cải tạo nâng cao pH đất, là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ cho cây. Hồ tiêu được bón phân ĐYT NPK Văn Điển sẽ tránh được các bệnh đốm lá, héo rụng lá, bệnh thối rễ, cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, hương vị thơm ngon hơn bón phân thông thường.