Báo
NTNN số 172/2013 và
Dân Việt đăng bài phản ánh tình trạng
hoạt động bào chữa của các luật sư tại tòa hình sự còn gặp nhiều vướng mắc. Để rộng đường dư luận, chúng tôi tiếp tục ghi nhận ý kiến của các vị đang hoặc đã từng là kiểm sát viên (KSV), thẩm phán tòa án đánh giá về hoạt động tranh tụng tại tòa, đặc biệt là từ góc nhìn của KSV giữ quyền công tố tại tòa.
Kiểm sát viên tham gia tố tụng tại phiên tòa xét xử vụ án tổ chức sử dụng và mua bán trái phép chất ma túy ở Quảng Ninh.
Kiểm sát viên Phạm Ngọc Đức - Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Kiểm sát viên né tranh luận với luật sưTranh tụng của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, một số KSV khi tranh luận với luật sư và bị cáo chưa có sức thuyết phục, thậm chí còn né tránh, ngại tranh luận, chỉ nêu: “Giữ nguyên quan điểm như bản cáo trạng”. Một số KSV khi tranh luận với luật sư không phản bác được quan điểm phản biện của luật sư, bị cáo, không có sức thuyết phục Hội đồng xét xử. Có KSV còn lúng túng trong sử dụng từ ngữ và cách lập luận dẫn tới hiệu quả tranh luận không cao. Phong cách, thái độ của một số KSV khi tranh luận còn tỏ ra thiếu bình tĩnh, dẫn đến hạn chế khả năng tranh luận, làm giảm hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại phiên tòa.
Sở dĩ còn tình trạng này là do những nguyên nhân chủ quan như: Một số KSV chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của VKS trong việc chứng minh tội phạm, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân. Trước khi tham gia phiên tòa, KSV không nghiên cứu kỹ hồ sơ để nắm vững chứng cứ, không dự kiến được những vấn đề cần tranh luận, những tình huống có thể phát sinh tại phiên tòa liên quan đến vụ án để có phương án giải quyết. Tại phiên tòa, KSV chưa chú ý theo dõi, ghi chép để bổ sung kịp thời những chứng cứ, tài liệu còn thiếu vào bản dự thảo luận tội và đề cương xét hỏi; không tích cực, chủ động tham gia xét hỏi, không bám sát diễn biến phiên tòa để kịp thời bổ sung những tình tiết mới hoặc chưa biết tận dụng mâu thuẫn trong lời bào chữa của luật sư, chưa sử dụng có hiệu quả các chứng cứ của vụ án đối chiếu với luật pháp để lập luận, chứng minh, bác bỏ quan điểm không đúng của luật sư, bị cáo. KSV chưa có phương pháp tranh luận, chưa biết tập trung vào trọng tâm hoặc những điểm nút để chứng minh tội trạng của bị cáo. Lãnh đạo đơn vị nhiều nơi chưa phát hiện những thiếu sót của KSV trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án để chấn chỉnh kịp thời.
Thẩm phán Hoàng Văn Hải - Phó Chánh án TAND tỉnh Tây Ninh: Phải thay đổi từ suy nghĩ... Có khi KSV nắm vụ việc không chặt, ra tòa còn nặng về hồ sơ do cơ quan điều tra chuyển sang chứ chưa chú trọng diễn biến của phiên xử. Cho nên có cảm giác khi thẩm vấn, KSV không hỏi được những vấn đề còn nghi vấn khác ngoài hồ sơ có trong tay. Đến khi tranh tụng thì kinh nghiệm, kiến thức của các KSV lại không đồng đều nên họ thường né tránh câu hỏi của luật sư, lảng tránh vấn đề luật sư đặt ra. Về khách quan, KSV đang bị quá tải công việc. Tuy nhiên, để có tranh tụng thực chất thì phải bắt đầu ngay từ suy nghĩ của từng KSV, nếu vẫn còn nhìn nhận việc tranh tụng theo cách đơn giản thì chất lượng không tăng được.
Ông Đinh Văn Quế - nguyên Chánh tòa hình sự TAND Tối cao: Vẫn nặng tâm lý buộc tội
“Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự còn một số quy định chưa rõ ràng. Thêm nữa, vấn đề tranh tụng tại một số phiên tòa còn chưa được coi trọng đúng mức. Mặt khác, tỷ lệ án, nhất là án cấp huyện có luật sư tham gia ít, đã tạo cho KSV độ ỳ lớn…”. Kiểm sát viên Phạm Ngọc Đức
|
Mô hình tố tụng của chúng ta đã luôn có sẵn tính tranh tụng nhưng chưa cao. Việc chính thức ghi nhận nguyên tắc tranh tụng sẽ khiến cho phiên tòa chuyên nghiệp và chất lượng hơn. Nguyên tắc này chỉ làm cho nền tố tụng hình sự tiến bộ hơn vì một mục tiêu của cải cách tư pháp là sự tranh tụng tại tòa để soi rọi bản chất vụ án. Nhưng không phải phiên tòa nào cũng cần phải tranh tụng. Thực tiễn có khá nhiều phiên xử mà bị cáo, luật sư đều đồng ý với bản luận tội của VKS, chỉ xin tòa khoan hồng. Nếu không phát sinh vấn đề gì để tranh tụng thì đừng bắt buộc phải cố tranh tụng làm gì.
Một điều mà luật đã quy định nhưng lâu nay ít ai để ý, đó là bản luận tội của vị đại diện VKS tại phiên tòa không nhất nhất chỉ đi theo hướng buộc tội mà còn phải xem xét cả các yếu tố gỡ tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Căn cứ vào diễn biến phiên tòa, KSV có thể rút truy tố hoặc chuyển tội danh, chuyển khung hình phạt nhẹ hơn… Dù vậy, trên thực tế, nhiều KSV vẫn rất nặng về tâm lý buộc tội mà chưa chú trọng làm tốt việc này.